Chào mừng các bạn quay trở lại với Series “Những cấu trúc độc đáo trong IELTS Writing task 2”. Sau một thời gian dài chia sẻ cùng nhau, các bạn đã phần nào nắm được vì sao việc áp dụng những cấu trúc viết đa dạng và độc đáo vào bài thi là một trong những chìa khóa giúp chúng ta nâng cao band điểm IELTS của mình một cách nhanh chóng rồi đúng không nào.
Vậy thì cấu trúc đặc biệt mà WISE ENGLISH sẽ chia sẻ cho các bạn ngày hôm nay là gì nhỉ? Đó chính là ĐẢO NGỮ – cấu trúc thần thánh giúp các bạn ghi điểm một cách nhanh chóng với Examiner. Nào, chúng ta cùng nhau khám phá thôi nào!
- Những cấu trúc độc đáo trong IELTS Writing task 2
I. Đảo ngữ câu điều kiện loại 1 trong IELTS Writing task 2
1. Cấu trúc câu điều kiện loại 1 IELTS Writing task 2
Câu điều kiện loại 1 là loại câu được sử dụng rất phổ biến trong IELTS Writing task 2 để diễn đạt một sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai nếu có một điều kiện nào đó. Cấu trúc của nó như sau:
If + S1 + V (hiện tại), S2 + (will/may/might/should/can…) + V (nguyên mẫu)
Ví dụ:
• If the world continues to burn fossil fuels at the current rate, global warming will rise to two degrees Celsius by 2036.
(Nếu thế giới tiếp tục tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch với tốc độ hiện tại, thì hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ tăng lên 2 độ C vào năm 2036 )
2. Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 1 IELTS Writing task 2
Should + S + V (nguyên mẫu), S + will/may/might/should/can…+ V (nguyên mẫu)
Câu trên sẽ trở thành:
Should the world continue to burn fossil fuels at the current rate, global warming will rise to two degrees Celsius by 2036.
Note:
- Nếu trường hợp trong câu có “should” ở mệnh đề If, thì đảo “should” lên đầu câu:
Ví dụ: If he should ring, I will tell him the news.
→ Should he ring, I will tell him the news. (Nếu anh ấy nên gọi, tôi sẽ báo tin cho anh ấy)
- Nếu trong câu không có “should” ở mệnh đề If, chúng ta phải mượn “should”:
Ví dụ: If he has free time, he’ll play tennis
→ Should he have free time, he’ll play tennis. (Nếu anh ấy rảnh, anh ấy sẽ chơi tennis)
II. Đảo ngữ câu điều kiện loại 2 trong IELTS Writing task 2
1. Cấu trúc câu điều kiện loại 2 IELTS Writing task 2
Đây cũng là dạng câu điều kiện sử dụng rất phổ biến trong cả bài thi IELTS Writing task 2 và giao tiếp hằng ngày. Khác với câu điều kiện loại 1, câu điều kiện loại 2 là dạng câu dùng trong những tình huống giả định, không thể xảy ra và không có thực ở hiện tại. Cùng Wise English xem cấu trúc của nó nhé:
If + S1 + V (quá khứ), S2 + (would/might/could…) + V (nguyên mẫu)
Ví dụ: If I were you, I would not do such a rude thing.
(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không làm điều thất lễ như vậy)
2. Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 2 IELTS Writing task 2
Were + S1 + O, S2 + would/might/could…+ V (nguyên mẫu)
Câu trên sẽ trở thành: Were I you, I would not do such a rude thing.
Note:
Một điểm khá đặc biệt của câu điều kiện loại 2 mà bạn cần lưu ý là động từ ”to be” ở dạng này chỉ chia ”were” đối mọi ngôi đại từ. Tương tự như vậy đối với câu đảo ngữ của điều kiện loại 2, động từ to be cũng sẽ chỉ chia ”were” chứ không phải ”was”.
Nếu trong câu có động từ “were”, thì đảo “were” lên đầu
Ví dụ: If I were a bird, I would fly.
→ Were I a bird, I would fly. (Nếu tôi là một chú chim, tôi sẽ bay)
Nếu trong câu không có động từ “were” thì mượn “were’’ và dùng “ to V”
Ví dụ: If I learned Russian, I would read a Russian book
→ Were I to learn Russian, I would read a Russian book. (Nếu tôi học tiếng Nga, tôi sẽ đọc sách tiếng Nga)
III. Đảo ngữ câu điều kiện loại 3 trong IELTS Writing task 2
1. Cấu trúc câu điều kiện loại 3 trong IELTS Writing task 2
Trong bài IELTS Writing task 2, các bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn câu điều kiện loại 2 và loại 3 nếu như không cẩn thận. Câu điều kiện loại 3 là câu điều kiện không có thực trong quá khứ, và nó mang tính ước muốn trong quá khứ và là một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.
If + S1 + had + V3 (PP), S2 + (would/might/could…) + have + V3 (PP)
Ví dụ: If I had studied harder for this test, I wouldn’t be disappointed now.
2. Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 3 IELTS Writing task 2
Had + S1 + V3 (PP) + O, S2 + would/might/could…+ have + V3 (PP)
Note: Ở dạng phủ định, “not” được đặt sau chủ ngữ.
Ví dụ: Had it not been so late, we would have called you.
(Nếu không quá muộn, chúng tôi đã gọi cho bạn)
Xem thêm: Khóa học Ielts giảm đến 45% và nhiều phần quà hấp dẫn khác
Top 10 trung tâm luyện thi IELTS Đà Nẵng tốt nhất không thể bỏ qua
Đừng quên share bài viết lên tường để có thể tranh thủ học những lúc rảnh rỗi và hãy để lại các câu của các bạn với các cấu trúc này tại ô comment bên dưới nhé! Ngoài ra còn bạn có thể tham khảo thêm các kiến thức khác về IELTS Writing task 2 tại đây. Còn nhiều những cấu trúc hay cũng như những kinh nghiệm Tiếng Anh thú vị nữa. Hãy theo dõi WISE ENGLISH và Group Cộng Đồng Nâng Band IELTS Thần Tốc thường xuyên để cùng nhau khám phá những phần thú vị tiếp theo các bạn nhé!