“MẤY NGÀY NÀY, ĐỪNG CÓ TÌM CÔ. GẶP CÔ LÀ CÔ PHẠT!”

5/5 - (10 bình chọn)

Đã nhiều năm trôi qua, tôi vẫn chưa thể nào quên được Cô, một giáo viên luôn nói với chúng tôi rằng: “Mấy ngày này, đừng có tìm cô. Gặp cô là cô phạt!” 

Người giáo viên mang trong mình chữ TÂM lớn nhất, đối với tôi lúc còn là lứa học sinh, là cô giáo dạy Văn cho tôi lúc luyện thi Đại học. Mang trong mình cả một biển kiến thức cùng tấm lòng chỉ nghĩ về học trò, Cô là người đầu tiên giúp cho tôi khơi dậy tình yêu với môn Văn mà các bạn thường nghĩ là buồn tẻ và khó nhai khó nuốt, với những ngày tháng “dùi mài kinh sử”, và đặc biệt với cái TÂM của nghề nhà giáo Việt Nam.

Cô là tổ trưởng tổ Văn trường chuyên Lê Quý Đôn, nhưng không vì cái chức vụ lớn lao của ngôi trường cấp 3 số một Đà Nẵng mà Cô coi nhẹ nghĩa vụ của nghề giáo. Đâu phải tự dưng lớp Văn của Cô lại đông đến vậy. Các bạn học viên ban đầu đến là từ cái tiếng, sau đó ở lại là vì cái TÂM. Mỗi hôm đứng lớp, dù có mệt mỏi như thế nào, Cô vẫn đủ sức thổi hồn vào những bài văn, bài thơ. Mỗi hôm luyện đề, dù tôi có vô tình thấy chồng giáo án chất cao như núi, thì những tập giải bài của chúng tôi đều đầy đủ những lời nhận xét, góp ý, cùng những lời khuyến khích ngắn gọn nhưng đáng yêu để tiếp tục truyền động lực cho chúng tôi trên suốt con đường đến đại học. 

Mỗi giờ học tại lớp Cô đều thật vui. Tôi nhớ nhất là vào những hôm trời mưa, tiếng nước chảy róc rách trên mái nhà, trong cái phòng học nhỏ của lớp Văn năm 2012, Cô với dáng người phúc hậu đang rổn rảng, say sưa với những đoạn tả Kiều, những câu văn từ người Lái Đò Sông Đà, những câu ca dao tục ngữ đủ sức lên án những vấn đề xã hội nhức nhối… Chúng tôi, những cô cậu học trò nhỏ chưa biết gì nhiều về thế giới thực ngoài kia, há hốc miệng như muốn nuốt trọn những kiến thức về thế giới văn học mà cô đã vẽ nên trên chiếc bảng. Có bao nhiêu giáo viên dạy văn tôi đã từng học qua, nhưng vì sao chỉ có Cô là gây ấn tượng nhất? Người ta nói văn học không chỉ truyền tải bằng ngôn từ, mà còn bằng trái tim. Và với Cô, là bằng cả một cái TÂM của một giáo viên dạy Văn.

cai tam cua nghe nha giao 1

Cô gần gũi và thân thiện là thế. Nhưng những ngày mà Cô được tôn vinh, như ngày 20/11, ngày 20/10, hay ngày 8/3, chúng tôi chẳng thể gặp được Cô. Căn phòng học nhỏ đóng cửa im ỉm, chỉ nghe tiếng gió tạt qua. Cô luôn ở đó, sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi trên trời dưới đất của chúng tôi, cớ sao những ngày lễ thế này Cô lại từ chối gặp mặt? Buồn thiu, cả lũ nào quà nào bánh rình rang lủi thủi đi về và tự liên hoan với nhau. Tôi chợt nhớ tới lời dặn của Cô:

“Mấy ngày này, đừng có tìm cô. Gặp cô là cô phạt!” 

Lúc còn là học sinh chưa hiểu chuyện, tôi không hiểu vì sao. Nhưng khi lớn lên và khá là “trải sự đời”, tôi hiểu rằng Cô muốn cái TÂM của nghề giáo mình chỉ đơn giản là nuôi dưỡng học sinh, mà không bị ảnh hưởng bởi vật chất, bởi những món quà nhỏ to hơn thua nhau về giá trị đồng tiền. 

Tốt nghiệp từ lớp Văn của Cô rồi, rong ruổi trên quãng đường tiếp theo, tôi không sao tìm được những bóng hình nghề giáo như vậy – những người thầy, người cô đặt cái TÂM lên đầu. Tìm đâu ra những người giáo như vậy, tôi thở dài, khi đồng tiền chi phối con người quá nhiều. 

Rồi bỗng một ngày nọ, tôi bỗng ngạc nhiên đứng sững khi lại gặp hình bóng ấy. Dáng người thoăn thoắt, nụ cười hiền, đôi mắt lấp lánh niềm vui, giọng nói nhẹ nhàng hòa cùng đám học sinh rộn rã. Những người thầy, người cô phút trước còn tất bật nào là giáo án, nào là chấm điểm, một phút sau khi đứng trước bục giảng đã sáng bừng nụ cười và lan tỏa một năng lượng ấm áp như một mặt trời nhỏ. Cầm cây bút lông lên, những thầy cô đó chỉ 1 phút chốc đã vẽ nên những chân trời kiến thức mới cho những người học trò của mình, tôi bỗng thấy hình ảnh của lớp Văn năm 2012 lại ùa về trong tâm trí.  

Trong khoảnh khắc đó, tôi nhận ra dù thời thế có thay đổi thế nào, dù phấn trắng – bảng xanh đã được hiện đại hóa bằng bút lông – bảng trắng, dù tập giấy giáo án đã được tinh gọn bằng những slides trên màn hình đầy sinh động và màu sắc, thì có một điều mà trước giờ vẫn chưa thay đổi, đó là cái TÂM của nghề giáo. 

Và may mắn thay, tôi đã được cảm nhận lại cái TÂM ấy, những hình bóng ấy ở những giáo viên tại WISE ENGLISH, những người luôn đưa “văn hóa tận tâm” của trung tâm lên đầu, như một tôn chỉ và một lẽ sống mỗi khi họ bước vào các lớp học. Người sáng lập ra trung tâm này, thú vị thay cũng từng là một học sinh trường Lê Qúy Đôn. Liệu đó là cái duyên hay đơn giản là một văn hóa tận tâm được kế thừa đời đời lớp lớp từ ngôi trường này đến một trong những trung tâm tiếng Anh không chỉ dạy ngoại ngữ, mà còn truyền cả cái TÂM của nghề giáo đến với học viên? 

Các bạn muốn trải nghiệm về chữ TÂM này, thì hãy một lần trong đời đến Trung tâm Anh ngữ WISE ENGLISH để cảm nhận, tận hưởng và đắm chìm.

Học IELTS online
Tài Liệu Ielts

100%

Học viên đều đạt điểm IELTS/TOEIC đầu ra với lộ trình học ĐÚNG TRỌNG TÂMCHUẨN ĐẦU RA tại WISE ENGLISH

dang-ky-ngay

"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hotline: 0901270888