“Những nhân viên giỏi, đặc biệt là những ngôi sao, sẽ bước vào công ty và thay thế quản lý của mình”. – Jim Clifton – Chủ tịch và CEO của Gallup chia sẻ.
Người lãnh đạo xuất sắc không chỉ là người giúp doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn là người có khả năng đào tạo và phát triển nhân viên của mình. Đây chính là tư duy của một nhà lãnh đạo xuất sắc để xây dựng nên những đế chế khổng lồ. Chính vì thế vai trò của một người lãnh đạo là cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một tổ chức. Vậy làm cách nào để trở thành nhà lãnh đạo tài giỏi?
Với văn hóa doanh nghiệp luôn đặt sự ham học hỏi lên hàng đầu, ngày 1/4/2022 vừa qua, WISE GROUP tổ chức buổi Training 5 CẤP ĐỘ LÃNH ĐẠO cho đội ngũ leader các phòng ban. Thông qua buổi training từ anh Lưu Minh Hiển, các cán bộ quản lý phòng ban hiểu thêm về hành trình lãnh đạo của mình, từ đó đưa ra các chiến lược đào tạo hợp lí nhằm xây dựng đội ngũ kế thừa và nâng cao kỹ năng cho nhân viên.
I. Lãnh đạo cấp 1: Vị trí
Với cấp này, nhân viên sẽ lắng nghe bạn chỉ bởi vì bạn ở cấp độ cao hơn và họ buộc phải làm thế. Họ thường sẽ có xu hướng thường đặt ra câu hỏi rằng họ sẽ phải làm ở mức tối thiểu nào để không bị đuổi, đến đúng giờ thì về mặc dù chưa xong việc và muốn làm việc ít nhất có thể.
Chắc hẳn khi bạn là một nhà lãnh đạo, hãy cố gắng vượt qua cấp 1 này với nhân viên của mình để có thể tạo động lực và họ có thể cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
II. Lãnh đạo cấp 2: Sự thân thiết
Ở vị trí một nhà lãnh đạo, bạn cần phải học cách tạo mối quan hệ với nhân viên của mình. Khi trở nên thân thiết hơn, họ sẽ có xu hướng thích bạn và nghe theo những gì bạn chỉ dẫn.
Một nhân viên sẽ nán lại làm việc cùng bạn chỉ đơn giản là vì họ thích bạn nếu họ có công việc. Bên cạnh đó, vì bạn thích mọi người, mọi người cũng thích bạn và từ đó tạo nên một mối quan hệ thân thiết.
Mối quan hệ là một yếu tố quan trọng trong việc doanh nghiệp của bạn có thể phát triển bền vững được hay không; vì vậy, ngoài vị trí của bạn, hãy cố gắng tạo nên một mối quan hệ thân thiết đối với tất cả mọi người xung quanh.
III. Lãnh đạo cấp 3: Thành quả
Chắc hẳn hầu hết mọi người đều sẽ chú ý đến bạn bởi những thành tựu của chính bản thân bạn. Cũng như trong doanh nghiệp, nhân viên sẽ lắng nghe bạn vì những gì bạn làm cho công ty.
Đa số mọi người đi theo bạn bởi vì những gì bạn làm cho tổ chức. Vì họ thấy được những đóng góp tuyệt vời của bạn cho công ty, họ nhìn bạn với vẻ thán phục. Khi bạn vào làm thì công ty tăng gấp đôi lợi nhuận và khách hàng tiềm năng tăng lên, chính vì vậy mọi người thường sẽ có xu hướng nói về bạn với lòng kính trọng vì họ không chỉ thích bạn mà họ còn nói người này có đóng góp lớn cho công ty, họ nghe theo bạn vì những gì bạn làm được.
Ở cấp độ 3, đây chính là nơi bắt nguồn của tinh thần làm việc, toàn công ty và bộ phận bạn làm việc sẽ đạt được động lực rất lớn. Một nhân viên mới không thể nào hiểu được hết về doanh nghiệp của bạn, vì vậy hãy cố gắng tạo động lực cho họ để họ xem công ty của mình là một gia đình và cố gắng hết mình vì nó.
IV. Lãnh đạo cấp 4: Phát triển con người
Con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Bởi vậy, ở vị trí là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải đào tạo và phát triển nhân viên của mình hơn nữa để họ góp phần giúp tổ chức của bạn vươn xa hơn.
Mọi người nghe bạn chính bởi vì những gì bạn làm cho họ. Những gì bạn đào tạo cho đội ngũ nhân viên của mình, chính điều đó cũng là một phần tạo cho họ động lực làm việc và tạo điều kiện cho doanh nghiệp của mình vượt qua được những thời kỳ khó khăn.
Ở cấp độ 3, mọi người sẽ thán phục bạn bởi những gì bạn làm cho công ty. Nhưng ở cấp độ 4, họ không chỉ nói về những điều đó, họ nói về những gì bạn làm cho họ, về việc bạn đã đào tạo và phát triển họ như nào và mức lương của họ đã có thể tăng lên nhờ vào việc bạn đã phát triển kỹ năng của họ, khiến họ làm việc tốt hơn.
V. Lãnh đạo cấp 5: Vĩ nhân
Với một người lãnh đạo, để có thể đạt được cấp độ này bạn cần phải có một ý chí sắt đá và sự khiêm tốn. Cấp độ này là một sự tổng hợp đầy nghịch lý giữa sự quyết đoán trong công việc và bản tính khiêm tốn, nhún nhường.
Ý chí sắt đá chính là sự tham vọng trước và trên hết là vì công ty và lo lắng cho sự thành công của công ty hơn là sự giàu có của bản thân. Những nhà lãnh đạo cấp 5 thường hướng cái tôi khỏi cá nhân họ. đi vào mục đích lớn hơn đó chính là xây dựng công ty vĩ đại.
Những người này không phải vì họ không có cái tôi, mà thực tế là họ rất tham vọng – những tham vọng trước hết là vì công ty chứ không phải cá nhân họ. Một nhà lãnh đạo, một quản lý giỏi đề ra các tiêu chuẩn để xây dựng một công ty vĩ đại và bền vững và nhất quyết không bằng lòng với kết quả thấp hơn.
Chắc hẳn đây là đức tính mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần có, đó chính là sự khiêm nhường. Vậy tại sao lại nghĩ như vậy ? Họ đơn giản chỉ mong muốn công ty thành công hơn với những người kế nhiệm.
Bản chất một nhà lãnh đạo tài ba, họ sẽ luôn khiêm tốn, cố gắng học hỏi, không tự mãn và không quá đề cao cái tôi cá nhân, luôn quan tâm đến đội ngũ nhân viên, thu phục được nhân tâm. Bên cạnh đó, hướng tham vọng về công ty mà không phải vì bản thân; tạo điều kiện cho người kế nhiệm đạt được những kết quả cao hơn trong thế hệ tiếp theo.
Người lãnh đạo nào đều cũng sẽ mong muốn team hay doanh nghiệp của mình sẽ phát triển hơn, để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi thì bạn cần phải nắm những điều sau:
– Luôn tận tâm với công ty, công việc và cố gắng hết sức mình để hoàn thành việc được giao.
– Không ngại va chạm, sẵn sàng làm mọi việc để công ty phát triển hơn.
– Nhận trách nhiệm khi xảy ra bất kỳ việc gì sẽ giúp bạn có thể trau dồi bản thân và cải tiến công việc.
– Có khả năng chịu được áp lực công việc, áp lực về KPI hay áp lực về nhân sự,…
– Có một tư duy hệ thống để có thể xây dựng nên một quy trình giúp công ty phát triển trong tương lai.
– Quản trị được cảm xúc cá nhân, dùng một đầu óc sáng suốt và tỉnh táo để xử lý công việc.
Với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, một nhà lãnh đạo giỏi sẽ khiến doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn nữa. Vì vậy, đọc và ngẫm nghĩ về 5 cấp độ này sẽ biến bạn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba.
Hy vọng rằng, trong tương lai, khi WISE ENGLISH vươn xa hơn nữa, có cơ sở ở những tỉnh thành khác, những nhân viên cốt lõi tại WISE có thể phát huy những điều được học này để trở thành những lãnh đạo tài giỏi tại những cơ sở đó!
Hãy LIKE và FOLLOW Fanpage Tuyển dụng WISE Group – HR để tìm hiểu về Văn hóa doanh nghiệp và học được nhiều Kiến thức bổ ích nhé! Và đừng bỏ lỡ cơ hội này, hãy nhanh tay apply vào WISE để được làm việc và học tập tại đây.