8 CÁCH CHÀO HỎI KHI THI SPEAKING IELTS TRƯỚC BAN GIÁM KHẢO

Đánh giá post

Để tăng cơ hội nâng band điểm overall hầu như mọi người đều tập trung cải thiện phần Speaking. Tại sao lại như vậy? Speaking được gọi là phần cứu điểm của toàn bộ bài thi. Hãy để WISE ENGLISH sẽ cung cấp cho bạn 8 cách chào hỏi khi thi Speaking trước ban giám khảo dưới bài viết này nhé. 

Cách chào hỏi khi thi Speaking IELTS trước ban giám khảo
Cách chào hỏi khi thi Speaking IELTS trước ban giám khảo

Bài thi Speaking IELTS là gì? 

Bài thi Speaking là một phần trong kỳ thi IELTS (International English Language Testing System), một hệ thống kiểm tra khả năng sử dụng tiếng Anh của người học trong môi trường học tập và làm việc. Bài thi Speaking IELTS bao gồm 3 phần và thời gian làm bài khoảng 11-14 phút. Trong đó, thí sinh sẽ được đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp khác nhau, bao gồm:

  • Phần 1: Thí sinh sẽ được giới thiệu với người chấm thi và trả lời các câu hỏi đơn giản về bản thân, gia đình, sở thích, công việc hoặc các chủ đề khác liên quan đến cuộc sống hàng ngày.
  • Phần 2: Thí sinh sẽ được yêu cầu đọc một đoạn văn ngắn và trả lời một câu hỏi liên quan đến đoạn văn đó. Sau đó, thí sinh sẽ có thời gian để chuẩn bị và nói về một chủ đề cụ thể.
  • Phần 3: Thí sinh sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi khó hơn và thảo luận về một chủ đề với người chấm thi. Chủ đề trong phần này thường liên quan đến các vấn đề xã hội, văn hóa, kinh tế hoặc giáo dục.

Bài thi Speaking IELTS được đánh giá bằng một bảng điểm từ 0 đến 9, với các mức điểm tương ứng với khả năng sử dụng tiếng Anh từ “non-user” cho đến “expert user”. Việc đạt được một điểm số cao trong bài thi Speaking sẽ giúp thí sinh đáp ứng yêu cầu về trình độ tiếng Anh trong các hoạt động học tập hoặc làm việc quốc tế.

Lợi ích của việc thực hiện cách chào hỏi khi thi Speaking IELTS?

  • Tạo được mối quan hệ tốt với người đánh giá: Chào hỏi giúp bạn tạo dựng mối quan hệ khởi đầu tích cực với người đánh giá, giúp bạn có cảm giác thoải mái hơn khi tham gia phần thi và tạo sự quan tâm với người đánh giá.
  • Thể hiện kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội: Chào hỏi cho thấy bạn là một người có kỹ năng giao tiếp cơ bản và biết cách tương tác xã hội trong một tình huống trao đổi ngôn ngữ. Điều này cũng cho thấy bạn có thái độ lịch sự và tôn trọng người khác.
  • Tạo sự tự tin và giảm áp lực: Bằng cách chào hỏi, bạn có thể giảm áp lực và tạo sự tự tin trong quá trình tham gia phần thi. Điều này giúp bạn tập trung và trình bày ý tưởng của mình một cách rõ ràng và hiệu quả.

Lời chào rất quan trọng trong bài kiểm tra này vì chúng thể hiện khả năng bắt đầu và duy trì cuộc trò chuyện của người nói. Nghi thức chào hỏi cũng thể hiện sự tôn trọng và tạo không khí tích cực cho cuộc trò chuyện. Bài Speaking của bạn được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí bao gồm phát âm chuẩn, sự trôi chảy và mạch lạc, khả năng dùng từ, ngữ pháp đa dạng và chính xác.

8 cách chào hỏi khi thi Speaking IELTS giúp bạn chiếm thế chủ động 

Phần giao tiếp trong kỳ thi cần được chú trọng hàng đầu. Mọi người đều có tâm lý ‘’sợ’’ ban giám khảo, sợ giám khảo khó tính, sợ không trả lời được câu hỏi được đưa ra.Học Speaking đã khó còn gặp tâm lý nữa thì nguy cơ “rớt” band là hơi bị cao đấy. Để đạt được mục tiêu đặt ra thì sau đây mình sẽ chỉ cho các bạn cách chào hỏi khi thi Speaking đạt tối ưu hóa nhất đối với tất cả mọi người.

8 cách chào hỏi khi thi Speaking IELTS giúp bạn chiếm thế chủ động
8 cách chào hỏi khi thi Speaking IELTS giúp bạn chiếm thế chủ động

1. Hít thở, bình tĩnh

Hình như câu này ai cũng nói và nghe đến phát chán. Nhưng ‘’ không có lửa làm sao có khói’’. Nó đúng trong mọi trường hợp bạn gặp phải và được áp dụng qua nhiều người khác nhau . Suy ra nó rất cần thiết đúng không nào. Song hít thở và bình tĩnh như thế nào là chuẩn thì chưa chắc đã biết. 1 số hành động cụ thể như:

  • Thở đều đặn: Bạn nên điều hòa nhịp thở bằng cách đếm số nhịp thở. Hít vào lấy hơi thật sâu sau đó nhẹ nhàng thở ra. Khi hít một hơi thở sâu, não bộ sẽ ngầm ra hiệu để tạo cho cơ thể một tinh thần thật thoải mái và thư giãn giúp đẩy lùi căng thẳng, lo âu. Sự bồn chồn lo lắng sẽ dần lắng xuống giúp bạn tập trung hơn cho bài thi. 
  • Uống nước : Có thấy lấy lại bình tĩnh bằng việc uống các ngụm nước nhỏ. Thiếu nước sẽ dẫn đến dây thần kinh căng thẳng hơn. Song uống ít thôi bạn nhé đề phòng khi vào phòng thi cần đi ra ngoài ‘’xử lý’’ . 
  • Cười tươi: Cách này giúp tự trấn an bản thân đây là bài thi mình đã chuẩn bị và sẵn sàng vượt qua nó. Là cách chúng ta tạo thiện cảm với người đối diện bằng nụ cười đấy.Nhớ rằng mình sẽ làm được và mỉm cười thôi nào.
  • Body language( ngôn ngữ hình thể): Hãy bình tĩnh và diễn đạt ý cần nói trước mặt ban giám khảo bằng ngôn ngữ hình thể. Đó là điểm cộng cho bạn trong mắt ban giám khảo đấy. Nếu ý tưởng hoặc ngôn từ của bạn chưa rõ thì Body language sẽ giúp bổ trợ bằng một cách tốt nhất khiến giám khảo hiểu rõ hơn về vấn đề bạn đang nói. 

2. Mặc trang phục giúp tự tin 

Bạn tự tin nhất khi nào? Phải chăng là lúc khoác trong mình những bộ cánh phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định. Hãy chọn những items phù hợp như việc bạn mặc chiến bào bước vào chiến đấu. Giữ khí thế đấy và rồi giám khảo sẽ nhìn bạn bằng một con mắt khác đấy.  

3. Giữ vị thế chủ động 

Cách tốt nhất để bắt đầu cuộc trò chuyện trong kỳ thi nên bắt đầu từ chúng ta. Vì khi ta rơi vào trạng thái bị động sẽ hồi hộp và lo sợ có thể không phát huy đúng khả năng của chúng ta khi ở nhà 

4. Những câu hỏi khởi động trước khi vào thi chính thức

Hãy list ra những cách chào hỏi khi thi speaking trước ở nhà bạn nhé. Chuẩn bị các mẫu câu, các câu trả lời khi chào hỏi với ban giám khảo một cách trôi chảy và tự nhiên sẽ tạo không khí thoải mái trong khi thi.

E.g:

  • Good morning/afternoon/evening, how are you today? (Xin chào buổi sáng/buổi chiều/buổi tối, bạn khỏe không?)
  • Thank you for taking the time to assess my speaking skills. (Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đánh giá kỹ năng nói của tôi.)

>> Xem thêm: 20 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG SPEAKING PART 1

5. Có chiến thuật ‘’câu giờ’’ 

Khi giám khảo trong bài thi Speaking IELTS hỏi một câu khó mà thí sinh không biết trả lời, thì không nên hoảng hốt hay cuống lên, thay vào đó, nên làm theo các bước sau:

  • Nghe kỹ câu hỏi: Điều quan trọng đầu tiên là phải nghe câu hỏi một cách rõ ràng và chính xác. Nếu bạn không nghe rõ hoặc không hiểu câu hỏi, bạn có thể yêu cầu giám khảo lặp lại hoặc giải thích lại câu hỏi.
  • Xác định từ khóa và ý chính của câu hỏi: Khi đã hiểu được câu hỏi, bạn cần xác định từ khóa và ý chính của câu hỏi để trả lời một cách chính xác và thuyết phục.
  • Hãy sử dụng từ vựng và ngữ pháp bạn đã học: Đừng sử dụng những từ hoặc cấu trúc ngữ pháp mà bạn không chắc chắn về nghĩa và cách sử dụng. Thay vào đó, hãy sử dụng những từ vựng và cấu trúc ngữ pháp bạn đã học và biết cách sử dụng một cách chính xác.
  • Hãy tự tin và bình tĩnh: Đừng để câu hỏi khó khiến bạn hoảng sợ hoặc mất tự tin. Hãy giữ bình tĩnh và tự tin trong khi trả lời câu hỏi.
  • Nếu không biết trả lời, hãy nói thật: Nếu bạn không biết câu trả lời, đừng cố gắng che giấu điều đó hoặc giả vờ trả lời một cách mơ hồ. Hãy thật thà và nói rằng bạn không biết hoặc không chắc chắn về câu hỏi đó.

E.g: 

  • I’m sorry. Could you repeat it (more slowly)?
  • I’m sorry, I didn’t hear you clearly. Could you say that again?
  • Could you say that again, please?
  • Could you repeat that, please?

Hoặc là:

  • Sorry, I’m afraid I don’t follow you.
  • Excuse me, could you repeat the question?
  • I’m sorry, I don’t understand. Could you say it again?
  • I’m sorry, I didn’t catch that. Would you mind speaking more slowly?
  • I’m confused. Could you tell me again?
  • I’m sorry, I didn’t understand. Could you repeat a little louder, please?
  • I didn’t hear you. Please could you tell me again?

Bạn có thể thử những câu sau: 

  • Sorry?
  • Excuse me?
  • Pardon?
  • I beg your pardon?

6. Luyện nói không cần chuẩn bị

Hãy ghi âm những gì bạn nói, sau đó nghe và kiểm tra lại chất lượng, tìm lỗi và xác định từ nào được phát âm không chuẩn, phát âm lại.Sau đó nên tự test độ phản xạ của mình. Làm sao để khi nói ra không cần chuẩn bị trước y người bản xứ. Điều ấy phải luyện tập ở nhà bạn nhé.Luyện tập nhiều khiến bạn phản xạ một cách nhanh chóng.

Để tạo thêm sự tự tin hơn với ban giám khảo. Điều đó cũng được xem là một điểm cộng trong mắt ban giám khảo. Đó là Cách chào hỏi khi thi speaking nên lưu ý nhất khi chuẩn bị cho kì thi IELTS. 

7. Luyện nói thực chiến tại trung tâm 

Khi bạn muốn có môi trường tốt tạo nên sự chuyên nghiệp y như trong kì thi nên chọn cho mình một trung tâm phù hợp. Nhằm mô phỏng y như cuộc thi nói chính thức ở phòng thi. Cách chào hỏi khi thi Speaking được thực chiến nhiều khiến chúng ta có tâm lý thoải mái, tự tin hơn khi đứng trước mặt ban giám khảo.

Hơn hết còn giúp chúng ta nắm được các cách bắt đầu và kết thúc hội thoại đúng cách trong thi cử và cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh. Luyện tập nhiều khiến bạn phản xạ một cách nhanh chóng.

8. Chào tạm biệt là 1 lưu ý cần thiết trong các cách chào hỏi khi thi speaking

Việc chào tạm biệt không bắt buộc nhưng rất cần thiết đến nhé. thi xong dù kết quả có như thế nào cũng nên chào giám khảo bạn nhé. Họ sẽ ấn tượng bạn đấy. 

Cách chào tạm biệt lịch sự

  • Thank you for your time! Good bye
  • Bạn có thể nối thêm từ khác theo hoàn cảnh ví dụ Have a nice /Weekend/ Holiday/Lunch
  • Take care
  • It was nice to see you/ It was nice seeing you/ It was wonderful to talk with you
  • Have a good one (khá thân thiện)

Các lỗi chào hỏi dễ gây mất điểm trước Ban Giám Khảo

Các lỗi chào hỏi dễ gây mất điểm trước Ban Giám Khảo
Các lỗi chào hỏi dễ gây mất điểm trước Ban Giám Khảo

1. Hỏi ‘’sượng trân’’ để tạo thiện cảm

Đừng cố gắng thái quá để tạo thiện cảm trước mặt ban giám khảo khiến họ có cái nhìn khác về mình. Chúng ta ai cũng muốn làm hài lòng ban giám khảo, đó là vấn đề chung của các sĩ tử khi đi thi. Nhưng đừng làm quá lên bạn nhé.

2. Hỏi ngoài lề

Đừng hỏi những câu không có chủ đề kiểm tra như việc nói các câu: What’s up?.. Hey Bro..

3. “đút lót” giám khảo 

Đừng đưa bất cứ thứ gì cá nhân cho ban giám khảo nhé. Việc ấy gọi là gian lận thi cử, tối kỵ trong thi cử.

4. Dùng ngôn ngữ suồng sã 

Cách chào hỏi khi thi speaking là một chủ đề được nhiều thí sinh quan tâm trong kỳ thi IELTS. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và áp dụng cách chào hỏi một cách chuyên nghiệp và tự tin sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng với giám khảo và cải thiện kết quả thi của mình.Cách chào hỏi khi thi speaking là một yếu tố quan trọng trong kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Bạn nên tìm hiểu và áp dụng các cách chào hỏi phù hợp để tạo sự chuyên nghiệp và tự tin trong phần thi. Nếu bạn có thể kết hợp tốt giọng điệu, cách phát âm, ngôn từ và thái độ, bạn sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ và cải thiện kết quả thi của mình.    

Đừng quên theo dõi các bài viết và follow ngay Fanpage, Group IELTS TIPS-Chiến thuật IELTS 8.0 và kênh Youtube WISE ENGLISH để học thêm nhiều chiến công giúp bạn NÂNG BAND THẦN TỐC và chinh phục các nấc thang của IELTS bång Phương Pháp Học Vượt Trội và Lộ Trình Cá Nhân Hóa nhé. Chúc các bạn học vui!

 

Học IELTS online
Tài Liệu Ielts

100%

Học viên đều đạt điểm IELTS/TOEIC đầu ra với lộ trình học ĐÚNG TRỌNG TÂMCHUẨN ĐẦU RA tại WISE ENGLISH

dang-ky-ngay

"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hotline: 0901270888