Mục Lục

CẤU TRÚC ĐỀ THI TOEIC READING 2021

5/5 - (1 bình chọn)

Reading và Listening là 2 kỹ năng trong kỳ thi TOEIC 2 kỹ năng truyền thống. Nếu như để tăng điểm TOEIC Listening bạn chỉ cần luyện nghe hiểu thật nhiều thật tốt thì đối với kỹ năng còn lại cụ thể là TOEIC Reading lại là một bài toán khó.

Ở Kỹ năng này bạn cần hiểu rõ cấu trúc đề thi để luyện tập đúng trọng tâm ngữ pháp, chủ đề để có thể ôn luyện và biết cách tránh bị sụp “bẫy” không đáng có nhé. WISE ENGLISH đã cập nhật chi tiết của cấu trúc đề thi TOEIC Reading này rồi. Cùng chúng tớ tìm hiểu ngay nhé để có thể làm các bài thi thử onine hoặc offline trước khi vào thi chính thức nhé!

MỤC LỤC

I. Tổng quan về đề thi TOEIC Reading (Format mới)

Đề thi TOEIC Reading chiếm 3/7 trong toàn bài thi TOEIC với thời gian làm bài là 75 phút và tổng điểm là 495 điểm. Nội dung chủ yếu của phần này thường đề cập đến các chủ đề như ngữ pháp, từ vựng.

Phần Reading gồm 3 phần (từ part 5-7), cấu trúc của bài TOEIC Reading mới nhất chi tiết như sau: 

PHẦN READINGNỘI DUNGSỐ CÂUMÔ TẢ CHI TIẾT
Part 5Câu Không Hoàn Chỉnh30Bạn sẽ được cho một câu có một chỗ trống → Chọn một đáp án phù hợp nhất để điền vào chỗ trống.
Part 6Hoàn thành đoạn văn16
(ứng với 4 đoạn văn, mỗi đoạn 4 câu hỏi)
Bạn sẽ được cho một đoạn văn có nhiều chỗ trống → Chọn một đáp án phù hợp nhất để điền vào chỗ trống.
Part 7

Đọc Hiểu: Đoạn Đơn29
(ứng với 10 bài: mỗi bài có 1 đoạn văn và 2-4 câu hỏi)
Bạn sẽ được cho 10 bài đọc với mỗi bài gồm 1 đoạn văn. Số lượng câu hỏi cho mỗi bài đọc dao động từ 2 đến 4 câu → Bạn đọc câu hỏi và chọn câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi.
Đọc Hiểu: Nhiều Đoạn25
(ứng với 5 bài: 2 bài có 2 đoạn văn, 3 bài có 3 đoạn văn, mỗi bài có 5 câu hỏi)
Bạn sẽ được cho 5 bài đọc với mỗi bài có từ 2 đến 3 đoạn văn. Mỗi bài đọc có 5 câu hỏi. → Bạn đọc câu hỏi và chọn câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi.

Xem thêm: TOEIC là gì? Những điều cần biết về kỳ thi TOEIC

II. TOEIC Reading Part 5

1.Cấu trúc đề thi TOEIC READING Part 5

Part 5 là phần thi đầu tiên của bài thi TOEIC Reading, phần này có số lượng câu hỏi là 30 câu. Sẽ có khoảng 11-13 câu hỏi về từ vựng, 12-13 câu hỏi về từ loại và 14-16 câu hỏi xoay quanh các chủ đề khác nhau. Đòi hỏi thí sinh phải nắm vững nhiều mảng kiến thức về từ vựng, các thì, từ nối, loại từ, mệnh đề quan hệ,…mới có thể vượt qua phần này.  

de-thi-toeic-reading
Đề thi TOEIC Reading

2. Nhận xét chung

Part 5 bao gồm những câu hỏi ngắn và không yêu cầu tổng hợp thông tin và được đánh giá là dễ hơn 2 Part sau. Đặc điểm của Part 5 là câu hỏi có thể phân loại được, từ vựng thường xuyên xuất hiện lặp đi lặp lại theo một số chủ đề thì việc học và nâng cao Part này không quá khó khăn. Part  5 đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng khá về từ vựng để có thể giải quyết hiệu quả Part này.

3. Các dạng bài xuất hiện trong Part 5

 Meaning (Nghĩa của từ)

Các đáp án có cấu  trúc tương đối giống nhau về mặt nào đó hoặc có thể là giống về tiền tố, hậu tố, hay các từ viết gần giống nhau.Ví dụ: transfer, transmit, transport, transplant … Loại này thì ko có cách nào khác ta phải biết hoặc đoán nghĩa các từ hoặc nhìn trong câu xem có cụm nào hay đi với nhau không.

Preposition (Giới từ)

Phần này bạn nên sử dụng những cụm từ đi cùng với nhau hoặc các cụm thành ngữ. 

Word form (Từ loại)

Câu hỏi chủ yếu thuộc các loại ngữ pháp sau: 

  • Prep + N/V-ing: sau giới từ là danh từ hoặc V-ing
  • a/the + (adv + adj + N) = a/the + N phrase.
  • To be + adv + V-ed / V-ing (giữa be và p.p/ V-ing là trạng từ).
  • Adv + Verb hoặc Verb + adv. 
  • Các động từ Causative:
    • Dạng chủ động: S + Make, Have, Let + SB + DO something.
    • S + V khác Make/Have/Let + SB + TO DO something.
    • Dạng bị động: S + Causative Verb + O + Past Participle.
  • Dạng câu điều kiện
    • Type 1: If do, will do. (điều kiện có thật ở hiện tại)
    • Type 2: if did, would do (điều kiện ko có thật ở hiện tại)
    • Type 3: if had done, would have done (điều kiện ko có thật ở quá khứ).

Thường thì người ta bỏ trống chỗ điền động từ và tùy theo dạng câu điều kiện để hoàn thành.

Connecting word and Adverb-clause (Từ nối và Mệnh đề trạng ngữ)

Coordinators: For, and, nor, but, or, yet, so. Phần này ta cần đọc hiểu ý nghĩa của câu để bạn có thể chọn từ điền

Correlative Conjunctions: Both … and; not only…. but also; either … or, neither…nor. Với các cụm thường đi cùng nhau thì bạn cần luyện kĩ cấu trúc để chọn được đáp án phù hợp nhất.

Adverbs – clause Markers:

  • Before, after, since, until, once/as soon as, as/when, while. Với dạng này bạn cũng phải dịch nhanh nghĩa để chọn được đáp án phù hợp nhất.
  • Because/since, Although/though/Even though/While/Whereas; if, unless, Whether … or…/ so that/ in order that;  so adj that + Clause
  • Because of/Due to + Noun/V-ing
  • Despite/In spite of + Noun/V-ing

Loại này khi làm cần chú ý sau chỗ trống là N/V-ing hay là mệnh đề – clause để chọn từ nối thích hợp.

Relative Pronoun (Đại từ quan hệ) 

Who, whom, which, what, whose. Với dạng này, bạn cần chú ý nhiều hơn tới chủ ngữ câu hỏi.

Pronoun /  Reflexive / Possessive adjectives (Đại từ, đại từ phản thân, tính từ sở hữu) 

Khi làm loại này ta cần lưu ý chỗ trống là chủ ngữ hay tân ngữ? Dạng này tương đối khó và dễ gây nhầm lẫn.

4. Các lỗi thường gặp và kinh nghiệm luyện Part 5

Một số lỗi thường gặp

  •  Về từ loại: Bạn có thể bị “bẫy” bởi các đuôi của từ loại như các đuôi “-al” và “-tive” thường là tính từ, nhưng bạn có thể vừa bị đánh bẫy bởi các danh từ có đuôi “-al” và “-tive” như sau:
  • Từ vựng: Trong tiếng Anh có một số cặp từ gây nhầm lẫn tiêu biểu như: accept (chấp nhận) và except (ngoại trừ), affect (gây ảnh hưởng) và effect (sự ảnh hưởng), hard (khó, chăm chỉ) và hardly (hiếm khi), lose (đánh mất) và loose (rộng, lỏng lẻo), site (vị trí) và sight (tầm nhìn)
  •  Tính từ có dạng V_ing hoặc V_ed: Rất nhiều học sinh luôn nhầm lẫn rằng tính từ đuôi “ing” là sử dụng với người còn tính từ đuôi “ed” sử dụng với vật dụng. Các bạn có thể có cách khác:
    • V_ing: tính từ mang nghĩa chủ động, nghĩa là chủ ngữ thực hiện Verb đó
    • V_ed: tính từ mang nghĩa bị động, nghĩa là chủ ngữ bị một thứ khác thực hiện Verb đó.

Kinh nghiệm luyện thi Part 5 

  • Thời gian làm bài:

Bạn chỉ nên ước chừng thời gian hoàn thành Part 5 là 20 – 25 phút (khoảng 20s/câu). Nếu 1 câu nào đó bạn không thể làm được, hãy chuyển sang câu tiếp theo chứ không nên dừng lại tiếp tục suy nghĩ.

  • Trình tự làm bài:

Bạn cần nhìn nhanh phần cần điền để xác định phương án phù hợp nhất theo đáp án bên dưới. Nếu câu này thuộc các dạng các câu bên trên bạn hãy ghi nhớ nhanh cấu trúc để chọn. Nếu không xác định được cấu trúc câu, bạn hãy dịch nhanh nghĩa của câu này để chọn từ phù hợp.

>>>> BÍ QUYẾT HỌC TOEIC TỪ 0 LÊN 750+ TRONG 8 THÁNG <<<<<

Ở ĐÂY CÓ VOUCHER
GIẢM GIÁ

gif-45-mobile-new

LÊN ĐẾN

45%

HỌC PHÍ

III. Đề thi TOEIC Reading Part 6

1. Sơ lược Part 6

Phần này gồm 16 câu được phân thành 4 đoạn văn nhỏ khác nhau. Và việc mà bạn cần làm đó là điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn.

TOEIC-Reading-Part 6
TOEIC Reading Part 6

2. Các dạng câu hỏi thường xuất hiện trong Part 6

Các dạng ngữ pháp thường gặp:

  • Parts of speech (Từ loại): Dạng câu hỏi này bạn sẽ cần phải xác định được từ loại còn thiếu trong câu hoặc từ loại đứng trước hoặc ngay sau từ trước đó và hoàn thành câu theo đúng cấu trúc ngữ pháp
  • Động từ (Verb-related): Với các dạng câu hỏi này, thường bạn sẽ cần phải xác định được cấu trúc câu, dấu hiệu nhận biết của câu, thì của câu để bạn có thể chọn chia động từ theo dạng. Với phần chia động từ này, bạn cần lưu ý học thuộc bảng động từ bất quy tắc đặc biệt với các thì quá khứ và tương lai nhé.
  • Liên từ và giới từ (Prepositions & Conjunctions): Bạn cần lưu ý cách sử dụng, vị trí đặt của từng loại liên từ, giới từ để từ đó chọn đáp án chính xác.

Loại hình đoạn văn trong Part 6 

Bạn cần tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống, nội dung phần này thường bao gồm các loại văn bản như:

  • Notices (Thông báo): Cung cấp thông tin về sự kiện sắp diễn ra theo 1 form ngắn.
  • Letters (Thư từ): Dạng này thường dễ xuất hiện, thường hay sử dụng trong giao tiếp công việc hoặc giao tiếp bạn bè.
  • Instructions (Hướng dẫn): Cung cấp thông tin cách sử dụng sản phẩm hay dịch vụ hoặc các hướng dẫn người khác cơ bản.
  • Articles (Bài báo): Các bài báo gồm các bản tin ghi lại các thông tin về tài chính, nghiên cứu hay những bản tin liên quan đến một lĩnh vực cụ thể nào đó.
  • Ads (Quảng cáo): Nội dung là đoạn quảng cáo ngắn về một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Đoạn văn ngắn có thể đề cập tới sản phẩm, thương hiệu, giới thiệu sản phẩm.
  • E-mail: Các đoạn Email được trích dẫn thường mang nội dung sử dụng trong công ty, dùng để giao tiếp giữa đồng nghiệp, đối tác với nhau.
  • Memorandum (Các thông báo nội bộ): Dạng thông báo nội bộ thường sử dụng để gửi đến các nhân viên trong cùng 1 công ty, tổ chức. Thường là cung cấp các thông tin liên quan đến các vấn đề xảy ra trong văn phòng như Thay đổi chính sách, Thông báo quy định mới, Thông báo về việc thăng chức hay giới thiệu nhân viên mới.
  • Một số loại văn bản thông dụng khác.

Bài viết hữu ích: Trọn bộ đề thi TOEIC có đáp án chi tiết

3. Lỗi thường gặp và cách tránh các lỗi sai

Các lỗi thường gặp 

Part 6 thường xuất hiện những cặp từ hơi na ná giống nhau nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn, hoặc thậm chí là những từ phát âm gần giống nhau nhưng khác nghĩa nữa đó, các bạn phải lưu ý cẩn thận nhé.

Sau đây là những cặp từ hay gặp để bạn lưu ý:

Mot-so-tu-co-đuoi
Một số danh từ có đuôi tính từ

Used to V – Be used to V-ing

  • Used to (V): Một thói quen ai đó thường làm trong quá khứ, đến nay không còn nữa
  • Be/Get used to: Quen với việc làm gì (ở hiện tại)

Remember to V – Remember V-ing

  • Remember to V: nhớ là sẽ phải làm gì (có thể dùng như một lời nhắc nhở)(hướng về tương lai)
  • Remember V-ing: nhớ là đã từng làm gì trong quá khứ

Lose – loss – lost

  • Lose (V): động từ nguyên thể, mang nghĩa là thua, mất. Nó là một động từ bất quy tắc. Quá khứ và phân từ: Lost
  • Lost (V, PP): quá khứ và phân từ hai của lose.

Bạn sẽ hay gặp cụm từ trong đề thi TOEIC như :get lost (lạc đường), the lost luggage (hành lý bị mất), the lost property (tài sản bị mất)…Thỉnh thoảng “lost” còn được dùng như một tính từ.

  • Loss (n) : vật thất lạc, việc bị mất, tổn thất.

Trong đề thi TOEIC thường hay xuất hiện cụm từ như: be at a loss for words (quá ngạc nhiên, không thốt nên lời),…

Unable – disabled

  • Unable (Adj) không thể, không có khả năng làm gì.
  • Disabled (Adj) bị khuyết tật, tàn tật

Cách tránh lỗi

  • Xác định từ loại cần điền: Bạn nên đọc nhanh đoạn cần điền và xem kĩ câu hỏi đang cần đáp án, xác định từ loại đang thiếu trong câu và nhanh chóng chia ra và điền vào câu. Thông thường các dạng câu hỏi này bạn đôi khi không cần dịch, tuy nhiên để cẩn thận hơn, bạn vẫn có thể suy đoán nghĩa của từ nhé.
  • Học các thì thường đi chung với nhau: Trong tiếng Anh có 1 số quy tắc riêng về vị trí của các từ loại với nhau. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý những cụm từ thường đi kèm với nhau và không theo các quy tắc nên bạn cần học thuộc những nhóm từ loại kiểu này nhé.
  • Lưu ý các dấu hiệu nhận biết của các thì trong câu: Hãy ghi nhớ thật kĩ những dấu hiệu nhận biết cơ bản của các thì thường dùng, nhờ đó bạn có thể nhận diện các thì này nhanh chóng và đơn giản hơn đó.
  • Phán đoán nhanh đáp án sai: Có những đáp án chắc chắn sai, sai khác biệt hẳn so với các đáp án khá. Bạn có thể nhanh chóng loại bỏ những phương án này để tránh làm rối kết quả và thuận tiện hơn cho bạn khi chọn đáp án đúng.

Xem thêm: 8 sai lầm khi tự họcTOEIC khiến bạn không bao giờ tiến bộ

4. Kinh nghiệm luyện Part 6

Không cần cố đọc, hiểu hết nội dung đoạn thoại

Tập trung ở các điểm ngữ pháp cơ bản, tư duy nhanh. Không cần quá cầu kì hay suy nghĩ theo hướng nâng cao.

IV. TOEIC Reading Part 7

1. Sơ lược Part 7

Phần Part 7 – Reading Comprehension – Đọc hiểu bao gồm các đoạn đọc đơn và đoạn đọc kép. Phần này không kiểm tra kiến thức ngữ pháp mà kiểm tra khả năng đọc hiểu. Người thi sẽ phải trả lời 28 câu hỏi cho những đoạn đọc đơn và 20 câu hỏi cho 4 cặp đoạn đọc kép. Nội dung các bài đọc là những văn bản trong môi trường công việc, giao dịch, cuộc sống hàng ngày: quảng cáo, thư tín, tin tức, thông báo, báo cáo, lịch trình và các loại văn bản giấy tờ khác.

TOEIC-Reading-Part 7
TOEIC Reading Part 7

2. Các loại hình đoạn văn thường xuất hiện

Quảng cáo:

Các mẫu quảng cáo nhỏ đề cập tới các nội dung quảng cáo sản phẩm, dịch vụ hoặc giới thiệu 1 thứ gì đó tới người dùng. Bạn cần chú ý tới các nội dung trong đoạn như sau:

  • Bao nhiêu sản phẩm? Chi tiết
  • Đoạn đang quảng cáo cái gì vậy? Ý chính
  • Ai có thể sử dụng (sản phẩm)? Suy luận

Fax dành cho doanh nghiệp

Nội dung các đoạn Fax được trao đổi với nhau trong nội dung công việc hoặc trao đổi thông tin giữa các nhân viên với nhau, nội dung câu hỏi thường sẽ xoay quanh các nội dung:

  • Thời gian fax được gửi? chi tiết
  • Mục đích của lá thư là gì? Ý chính
  • Mô hình của bản ghi nhớ là gì? Suy luận

Form, biểu đồ và đồ thị 

Nếu câu hỏi đề cập tới các vấn đề về Form hay đồ thì thì bạn cần lưu ý các nội dung này nhé. Tuy nhiên, đó chỉ là tỉ lệ cao chứ không phải 100% rơi vào các dấu hiệu này đâu bạn nhé.

  • Phần trăm của …? chi tiết
  • Mục đích của biểu đồ hình tròn là gì? ý chính
  • Anh sẽ sử dụng thông tin? suy luận

Các bài báo và báo cáo 

Các nội dung liên quan tới số liệu, bảng biểu và một vài thông tin báo cáo. Với các nội dung này thì bạn cần chú ý tới các thông tin chính như sau:

  • Ngày nào là quan trọng? chi tiết
  • Ý tưởng chính của bài viết này là gì? ý chính
  • Ai có thể đọc báo cáo này? suy luận

Thông báo và đoạn văn 

Các nội dung đoạn thông báo này khá đa dạng, tuy nhiên với các nội dung này vẫn có 1 vài nội dung chính bạn cần chú ý hơn bao gồm:

  • Ai là (tên hay danh hiệu)? Chi tiết
  • Thông báo về cái gì? Ý chính
  • Ý kiến ​​của nhà văn là gì? Suy luận

3. Các loại câu hỏi

Parts of speech (Từ loại): Dạng câu hỏi này bạn sẽ cần phải xác định được từ loại còn thiếu trong câu hoặc từ loại đứng trước hoặc ngay sau từ trước đó và hoàn thành câu theo đúng cấu trúc ngữ pháp

Động từ (Verb-related): Với các dạng câu hỏi này, thường bạn sẽ cần phải xác định được cấu trúc câu, dấu hiệu nhận biết của câu, thì của câu để bạn có thể chọn chia động từ theo dạng.

Với phần chia động từ này, bạn cần lưu ý học thuộc bảng động từ bất quy tắc đặc biệt với các thì quá khứ và tương lai nhé

Liên từ và giới từ (Prepositions & Conjunctions): Bạn cần lưu ý cách sử dụng, vị trí đặt của từng loại liên từ, giới từ để từ đó chọn đáp án chính xác.

4. Cách tránh lỗi và mẹo làm bài đề thi TOEIC READING

Cách tránh lỗi 

Xác định từ loại cần điền: Bạn nên đọc lướt đoạn cần điền và xem kĩ câu hỏi đang cần đáp án, xác định từ loại đang thiếu trong câu để điền vào câu. Thông thường các dạng câu hỏi này bạn đôi khi không cần dịch, tuy nhiên để cẩn thận hơn, bạn vẫn có thể suy đoán nghĩa của từ nhé.

Học các thì thường đi chung với nhau: Trong tiếng Anh có 1 số quy tắc riêng về vị trí của các từ loại với nhau. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý những cụm từ thường đi kèm với nhau và không theo các quy tắc nên bạn cần học thuộc những nhóm từ loại kiểu này nhé.

Lưu ý các dấu hiệu nhận biết của các thì trong câu: Hãy ghi nhớ thật kĩ những dấu hiệu nhận biết cơ bản của các thì thường dùng, nhờ đó bạn có thể nhận diện các thì này nhanh chóng và đơn giản hơn đó.

Phán đoán nhanh đáp án sai: Có những đáp án chắc chắn sai, sai khác biệt hẳn so với các đáp án khá. Bạn có thể nhanh chóng loại bỏ những phương án này để tránh làm rối kết quả và thuận tiện hơn cho bạn khi chọn đáp án đúng.

Mẹo làm bài

  • Tìm ý chính của đoạn văn
  • Phân biệt cách sử dụng của từ đồng nghĩa
  • Nắm vững cấu trúc của bài đọc và trả lời những câu hỏi liên quan
  • Hãy cố gắng trả lời câu hỏi “who, what, where, when” liên quan đến bài đọc

thi-thu-toeic-tai-day

V. Một số ghi chú khi đi thi: 

Trong câu hỏi của TOEIC bao gồm 4 lựa chọn là A -B-C-D, riêng Phần 2 thuộc Listening chỉ có 3 lựa chọn A – B – C. Thí sinh không được làm trên đề thi mà sẽ đánh dấu câu trả lời trên Phiếu trả lời bằng cách dùng bút chì tô vào đáp án mình chọn. Phiếu trả lời tách biệt hoàn toàn với tập đề thi.

Lưu ý: là các bạn bắt buộc phải dùng bút chì 2B, không được dùng viết mực hoặc bút chì loại khác để làm bài. Viết chì cùng với gôm tẩy sẽ được phát cho bạn trước khi vào phòng thi nên các bạn không cần phải chuẩn bị trước.

Hy vọng những chia sẻ và lời khuyên trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc đề thi cụ thể của đề thi TOEIC Reading này và ôn luyện bài tập hiệu quả trong kỳ thi sắp tới

Cùng như trên Website của WISE ENGLISH cũng có những bài tập miễn phí để các bạn thi thử và cũng như các bài tập cho các bạn nhé!

Đừng quên follow Fanpage hoặc Group của WISE ENGLISH để cập nhật thêm nhiều thông tin từ WISE nhé.

Xem thêm:

Lộ trình học TOEIC từ con số 0 lên 750+ trong vòng 108 buổi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

  • All
  • Chia sẻ kinh nghiệm IELTS
  • IELTS Writing
  • KIẾN THỨC TỔNG HỢP
  • Kiến thức IELTS
  • Luyện thi IELTS
  • Sách luyện đề IELTS
  • Tin mới
  • Tin nổi bật
  • Tin tức
  • Tài liệu IELTS
  • All
  • Chia sẻ kinh nghiệm IELTS
  • IELTS Writing
  • KIẾN THỨC TỔNG HỢP
  • Kiến thức IELTS
  • Luyện thi IELTS
  • Sách luyện đề IELTS
  • Tin mới
  • Tin nổi bật
  • Tin tức
  • Tài liệu IELTS
uu-dai-giam-45

100%

Học viên đều đạt điểm IELTS/TOEIC đầu ra với lộ trình học ĐÚNG TRỌNG TÂMCHUẨN ĐẦU RA tại WISE ENGLISH

dang-ky-ngay
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Chia sẻ bài viết

Picture of Lưu Minh Hiển
Lưu Minh Hiển
Tôi là Lưu Minh Hiển, hiện là Founder & CEO của Trường Đào tạo Doanh nhân WISE Business và Hệ thống trung tâm Anh ngữ WISE ENGLISH. Tôi còn là một chuyên gia, diễn giả đào tạo về khởi nghiệp, quản lý doanh nghiệp, nhân sự và Marketing.
GỢI Ý DÀNH CHO BẠN
BÀI HỌC TIẾNG ANH MIỄN PHÍ