Trong kỳ thi IELTS, dạng câu hỏi phổ biến trong chuỗi các dạng câu hỏi ở phần IELTS Speaking Part 2 là dạng đề Past Event Monologue. Câu hỏi yêu cầu thí sinh tường thuật lại một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Cùng WISE ENGLISH tìm hiểu cách trả lời cho dạng đề này nhé!
I. Cách làm dạng đề Past Event Monologue
Dạng đề Past Event Monologue yêu cầu các thí sinh tường thuật, mô tả lại một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
Đối với các câu trả lời trong Part 2, các bạn được phép chuẩn bị trong vòng 1 phút. Nếu phần này mà chúng ta take notes nhiều lên giấy thì vô hình chung phần nói các bạn chỉ cần đọc từ trên xuống dưới thôi. Đặc biệt hữu dụng cho những bạn có kỹ năng ứng phó kém. Vì vậy phần chuẩn bị này vô cùng quan trọng cho các members nhà mình sẵn sàng ứng phó bài presentation hoàn hảo.
Với dạng này chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu qua 4 Stage, đó là:
Stage 1: Say what it was and when it happened (Sự kiện tên gì và xảy ra khi nào)
Stage 2: Say where/why it happened and who was involved (Nơi sự kiện xảy ra, vì sao nó xảy ra và có ai tham gia cùng)
Stage 3: Say what happened (Chuyện gì đã xảy ra)
Stage 4: Say why the event was special and how you feel/felt about it (Vì sao sự kiện đó lại đặc biệt và bạn cảm nhận về nó như thế nào)
Đây là 4 bước trả lời cho dạng đề Past Event Monologue. Các bạn có thể tham khảo các dạng đề IELTS Speaking Part 2 do WISE tự biên soạn nữa nha: person monologue, place monologue, object monologue
II. Chiến lược trả lời dạng đề Past Event Monologue
1. Stage 1: Say what it was and when it happened
Để biến hóa bài Speaking Part 2 được đơn giản và hữu ích, vậy ta hãy follow các Native speaker words và Language Steps vận dụng vào stages sau đây nào:
Native speaker words (là những trạng từ và tính từ để câu trả lời được tự nhiên hơn)
- Vividly (adv): I vividly remember my first day at school.
(Tôi nhớ rất rõ ngày đầu tiên đi học của tôi).
→ Thay vì dùng very clearly thì hãy dùng vividly.
- E.g.2: Coincidentally (adv): The pair meet again coincidentally, years later, both now with young families.
(Cặp đôi tình cờ gặp lại nhau sau vài năm và cả hai đều đã lập gia đình).
→ Thay vì dùng accidentally/ by chance thì hãy dùng coincidentally.
- Exhilarated (adj): I felt exhilarated after a morning of skiing.
(Tôi cảm thấy phấn khởi sau một buổi sáng trượt tuyết)
→ Thay vì dùng very excited thì hãy dùng exhilarated.
Và một vài từ khác:
- With flying colors = Very easy
- Relieved (adj) = Happy/pleased
- Cozy (adj) = Warm
- Punctual (adj) = In time
- Tardy (adj) = late, Thrilled (adj) = very happy
Redundant Languages
Redundant Languages là những cụm từ đặc biệt cho phần mở đầu bài được tự nhiên và ấn tượng. Một số ví dụ như:
- Okay, I guess I could get started by talking about what (the event) was…
- I would like to talk about (an occasion/ event) that I can still remember vividly. It was…
- Well, one of the most striking/ memorable/ unforgettable (trip/ journey/ festival/ holiday) I still remember vividly is…
Language Steps
Step 1: Words & phrases for events
Step 1 sẽ trả lời cho câu hỏi “what it was?”. Thay vì trả lời thẳng vào sự kiện đó tên gì thì hãy sử dụng 2 cấu trúc câu sau:
- The time that + past simple
- The first time + past simple
Ví dụ:
- …the time that I wasn’t on time for the job interview…
(Lúc mà tôi đã đến đúng giờ cho buổi phỏng vấn xin việc)
- …. the first time I was late for a team meeting…
(Lần đầu tiên tôi đến cuộc họp trễ)
Step 2: Prepositions of time & time phrases
Step 2 sẽ là các giới từ chỉ thời gian và giai đoạn thời gian và trả lời cho câu hỏi “when it was”.
Ví dụ:
- They went to the beach at sunrise.
(Họ đã đi đến bãi biển lúc mặt trời mọc.)
→ At sunrise là thời gian xác định.
- One day, I bought a hairdryer online on the Amazon website.
(Một hôm tôi mua máy sấy tóc trực tuyến trên trang web Amazon.)
→ One day là thời gian không xác định.
Step 3: The past continuous & past simple, or past perfect & past simple for setting a scene.
Step 3 là sự kết hợp giữa thì quá khứ tiếp diễn và quá khứ đơn, hoặc quá khứ hoàn thành và quá khứ đơn để bài nói có bối cảnh rõ ràng. Step 3 trả lời cho câu hỏi “when it was?”.
Thay vì sử dụng các giới từ cơ bản chỉ thời gian ở Step 2 thì hãy dùng các cấu trúc câu phức tạp về thì quá khứ để bài nói được hay hơn.
Ví dụ:
- While/ When I was studying in high school, I participated in a singing competition.
(Khi tôi đang học ở trường trung học, tôi đã tham gia một cuộc thi hát.)
- When Tim had read all the greetings cards, he made a short thank-you speech.
(Khi cô ấy đã đọc tất cả các thiệp chúc mừng, cô ấy đã có một bài phát biểu cảm ơn ngắn).
Ví dụ:
Q: Describe a recent event that made you feel happy. Stage 1: Say what event was and when it happened I would like to talk about an event that I can still remember vividly. It was my 18th birthday party which was held last Saturday evening. Coincidentally, that was also the time right after I passed my final exam with flying colors, so it’s like I had a double pleasure, and I was so relieved and exhilarated to celebrate this special occasion with my beloved friends. As for many people, the 18th birthday is quite an important turning point in life that some could probably make a detailed plan for the party as they want it to be perfect. However, I would rather make it simple and cozy like a family dinner… |
2. Stage 2: Say where/why it happened and who was involved in it
Native speaker words
Cùng cùng lướt qua vài từ ngữ để nâng điểm coherence nào!
Ví dụ:
- Senior (adj): I have ten years experience at senior management.
(Tôi có mười năm kinh nghiệm ở quản lý cấp cao)
- Out of shape: I can not put on this T-shirt because I’m so out of shape.
(Tôi không thể mặc chiếc áo phông này vì tôi mất dáng rồi)
Language steps
Step 1: The passive voice for location or occurence of events
Step 1 sử dụng thể bị động để mô tả vị trí và nguyên nhân tổ chức sự kiện, đồng thời trả lời cho câu hỏi “where and why it happened”.
Đa phần, học sinh khá quen với mô hình chủ ngữ – động tự – tân ngữ (S-V-O) để diễn tả một cái gì đó. Tuy nhiên, thỉnh thoảng sử dụng thể bị động (passive voice) chắc chắn sẽ là một ý tưởng hay, đa dạng hóa cấu trúc câu của bạn sẽ giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra Speaking.
Ví dụ:
- “…the party was celebrated at my house…”
(Bữa tiệc được tổ chức tại nhà của tôi)
- “…the competition was organized by a national football association…”
(Cuộc thi này được tổ chức bởi hiệp hội bóng đá quốc gia)
Xem thêm: Tăng Điểm Thi Speaking với 11 Tips Phát Âm Và Luyện Giọng
Step 2: Prepositions of location
Step 2 bao gồm các giới từ chỉ nơi chốn và trả lời câu hỏi “where it happened”. Một vài giới từ điển hình:
- At
- Over/above
- Next to/beside/by
- Near to…/far from…
Ví dụ: “…the party was celebrated at my house…”
(Bữa tiệc được tổ chức tại nhà của tôi)
Step 3: Occupation, relationship and group words
Step 3 bao gồm những từ ngữ về bà con họ hàng, nghề nghiệp và 1 nhóm người nhất định. Ngoài ra chúng ta còn sử dụng relative clause with “who”, để mô tả người đã tham gia một sự kiện trong quá khứ.
Ví dụ: I was really thankful for all the support from my mom, who had helped me with the preparation for overseas study.
(Tôi thực sự biết ơn vì tất cả sự hỗ trợ từ mẹ tôi, người đã giúp tôi chuẩn bị cho việc du học ở nước ngoài).
Ví dụ:
Q: Describe a recent event that made you feel happy. Stage 2: Say where/why it happened and who was involved Moving on to the details, the party was celebrated at my house. I invited almost all of my besties and some work colleagues, I guess just about 10 of us in total. One day before the party, my little sister helped me decorate our home with bunting, candles, and balloons while my mom baked and iced the cake… |
3. Stage 3: Say what happened
Native speaker words
- Cautiously (adv): She looked cautiously around and then walked away from the house
(Cô ấy thận trọng nhìn xung quanh và rồi đi ra khỏi nhà)
→ Thay vì dùng carefully hãy dùng cautiously
- Outfit (n): She was wearing an expensive new outfit
(Cô ấy đã diện bộ trang phục đắt tiền)
→ Thay vì dùng clothes hãy dùng outfit
- Leave a good impression on someone (idiom): Make sure you brush your hair and wear a clean suit if you want to leave a good impression on your employer
(Hãy chắc chắn rằng bạn chải tóc và mặc một bộ đồ sạch sẽ nếu bạn muốn để lại ấn tượng tốt với chủ nhân của mình)
→ Thay vì dùng động từ impress hãy dụng cụm động từ leave a good impression
Một vài từ khác :
- Freak out (v) = Scare (v)
- Put on (v) = Wear (v)
- Frustration (n) = Annoyance (n)
- Be intimidated (v) = Frighten (v)
Language steps
Step 1: The past simple with sequence markers (sử dụng thì quá khứ đơn với những cụm từ chỉ trình tự)
Để cho câu chuyện của bạn rõ ràng và mạch lạc với một cấu trúc được sắp xếp rõ ràng bằng cách sử dụng các sequence markers cho biết thứ tự các sự kiện đã xảy ra. Làm theo cách này chắc chắn sẽ làm cho câu chuyện của bạn thú vị hơn, logic hơn và nghe giống người bản ngữ hơn.
Beginning phrases:
- At first (Đầu tiên)
- To start with (Để bắt đầu)
- Initially (Ban đầu)
- To begin with (Để bắt đầu)
- First of all (Thứ nhất)
E.g: First we decided our destination was New York
(Lúc đầu, chúng tôi quyết định điểm đến của chúng tôi là New York)
Continuing phrases :
- Next (Tiếp theo)
- As soon as (Ngay sau khi)
- Straight away (Ngay khi)
- By the time that (Đến lúc đó)
- Afterward (Sau đó)
- Following on from that (Theo sau thời điểm đó)
Ví dụ: Following on from that, we decided on our strategy
(Theo sau thời điểm đó, chúng tôi quyết định chiến lược của chúng tôi).
Ending words:
- Finally (Cuối cùng)
- At the end (Sau cùng)
- Eventually (Rốt cuộc)
- At last (Cuối cùng)
Ví dụ: At last, I flew to London for my meeting with Jack
(Cuối cùng, tôi đã bay tới London để gặp Jack)
Step 2: The past continuous, past simple, past perfect, or past simple with adverbs of surprise (sự kết hợp giữa thì quá khứ tiếp diễn, quá khứ đơn hoặc quá khứ hoàn thành, quá khứ đơn với trạng từ chỉ sự ngạc nhiên)
Để cho câu chuyện kể về sự kiện trong quá khứ được lôi cuốn và kịch tính hơn, người bản ngữ thường dùng các trạng từ mang tính ngạc nhiên (adverb of surprise) kết hợp hoàn hảo với các thì ở quá khứ.
With past continuous and past simple
Ví dụ: We were doing presentations in class when suddenly the academic ambassador burst into the room without knocking.
(Chúng tôi đang thuyết trình trong lớp thì đột nhiên đại sứ học thuật xông vào phòng mà không gõ cửa)
With Past Perfect and Past Simple
Ví dụ: I had just done my makeup in the dressing room and then all of a sudden a woman came along asking me for a favor.
(Tôi vừa mới trang điểm trong phòng thay đồ và đột nhiên một người phụ nữ đi cùng nhờ tôi giúp đỡ một việc)
Một vài trạng từ mang tính ngạc nhiên:
Ví dụ:
Q: Describe a situation when you were late Stage 3: Say what happened I was delighted at the news and right straight away I started preparing everything cautiously the night before the interview. I thoroughly revised some essential information relating to the company and the position I was applying for, choosing the perfect outfits to leave a good impression on the interviewer, and I also prepared a notebook and a pen in case I had to take important notes during the interview. Making sure that everything fell into place, I set the alarm at 6:30 and went to bed early. Waking up the next morning, I was completely freaked out and frustrated when looking at the clock. It was 8 o’clock already! Then I came to realize the reason why my phone did not go off this morning. That was because I forgot to charge the phone and it ran out of battery during my sleep. Immediately, I hurriedly put on the clothes in frustration and left home without having breakfast to reach the bus station as quickly as possible. Unfortunately, as soon as I arrived at the station, there was a large crowd of people waiting as the bus was delayed for half an hour. It was quite chaotic and I felt so anxious about the meeting. At last, I ended up being approximately 15 minutes late for the interview. Being so desperate at that time, I wished that I could have checked things more carefully last night. However anxious I was, I decided to come to the interview room, saying apologize for my irresponsible tardiness, and explained the whole situation to the interviewer, hoping that I could get the last chance. Luckily, I was allowed to attend the interview and in the end, everything worked out well. |
4. Stage 4: Say why the event was special and your feeling about it
Step 1: Adjectives for describing events & adjectives for feeling
Không ngại bày tỏ quan điểm và cảm xúc thật sự của bản thân để lôi cuốn giám khảo bằng cách nêu những tính từ mô tả sự kiện và cảm xúc thú vị nào.
Ví dụ:
- She was embarrassed by her exhibitionism at the party.
(Cô xấu hổ vì buổi trình bày triển lãm của bản thân tại bữa tiệc)
- My family’s members are over the moon about their trip to Japan.
(Các thành viên gia đình tôi cảm thấy hạnh phúc về chuyến đi đến Nhật Bản)
- He was deeply touched by their presence.
(Anh ấy đã vô cùng cảm động bởi hiện tại của họ)
- She found the delays intensely frustrating.
(Cô ấy cảm thấy bức bối khi chuyến bay bị chậm trễ)
- It was a depressing and ultimately horrible experience.
(Đó là một trải nghiệm tồi tệ và vô cùng khủng khiếp)
Step 2: The third conditional & present perfect to express the importance of an event
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của một sự kiện, việc sử dụng câu điều kiện loại ba hoặc hiện tại là vô cùng hữu ích.
The third conditional
Ví dụ: If I hadn’t taken part in the public speaking club, I wouldn’t have had the chance to enlarge my circle of foreign friends.
(Nếu tôi không tham gia câu lạc bộ chia sẻ trước đám đông, tôi sẽ không có cơ hội giao lưu kết bạn quốc tế.)
The present perfect to express the importance of an event
Ví dụ: That music festival was the most fascinating festival I have ever attended.
(Lễ hội âm nhạc đó là lễ hội hấp dẫn nhất mà tôi từng tham gia.)
Step 3: Concluding expressions
Để kết thúc bài nói, hãy gây ấn tượng với giám khảo rằng mình đã kết thúc được phần trình bày một cách đầy cảm xúc và tạo cảm giác luyến tiếc.
Q: Describe a situation when you were late. Stage 4: Say why the event was special and your feeling about it. This was definitely a horrible experience for me to go through that I still remember every bit of it. Initially, I thought it was bad luck that everything did not go as planned so I narrowly missed the big job opportunity that I desperately wanted. But then I realized that “everything happened for a reason” and I indeed learned a lot from this event. I am now much more careful when it comes to similar situations. If I had arranged everything consciously the night before, I would not have been late for an important interview. |
III. Bài tập dạng đề Past Event Monologue
Cùng bắt tay vào làm bài tập để những gì mình học nãy giờ không bị lạc trôi đi nào.
Tải file word tại đây: Bài tập dạng đề Past Event Monologue
Ở ĐÂY CÓ VOUCHER
GIẢM GIÁ
LÊN ĐẾN
45%
HỌC PHÍ
Vừa rồi WISE đã từng bước tổng kết cho các bạn dạng đề Past Event Monologue trong phần thi IELTS Speaking Part 2. Hy vọng thông qua bài viết các sĩ tử đã từng bước nắm được cách làm dạng này khi luyện thi IELTS Speaking Part 2.
Và để luyện thêm các dạng bài của IELTS Speaking thì các bạn đừng bỏ sót các dạng bài: liking questions, basic description, types of question, wh-how often questions, would question Part 1 và evaluating two different opinions, agreeing and disagreeing, giving and supporting opinions Part 3 nhé!
Đừng quên theo dõi các bài viết mới và follow ngay Fanpage, Group IELTS TIPS – Chiến Thuật IELTS 8.0+ và kênh Youtube WISE ENGLISH để học thêm nhiều bí kíp giúp bạn NÂNG BAND THẦN TỐC và chinh phục các nấc thang của IELTS bằng những Phương Pháp Học Vượt Trội và Lộ Trình Cá Nhân Hóa nhé. Chúc các bạn học vui!
Tìm hiểu thêm:
- Lộ trình học IELTS cho người mất gốc từ 0 – 7.0+ trong vòng 150 buổi
- 10 Trung Tâm Luyện Thi IELTS Đà Nẵng tốt nhất bạn không nên bỏ qua