Bài viết được viết lần đầu vào năm 2021 và được cập nhật mới nhất vào tháng 5/2025 nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của nội dung.
Bạn đang ấp ủ mục tiêu đạt IELTS 7.0 nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo! Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn lộ trình học và luyện thi IELTS chi tiết trong vòng 150 ngày, được thiết kế dành riêng cho người mới bắt đầu và cả những ai đang mất gốc tiếng Anh. Với 5 giai đoạn học được sắp xếp khoa học, bạn sẽ từng bước xây dựng nền tảng vững chắc, làm quen với định dạng đề thi và dần bứt phá band điểm một cách hiệu quả.
Không chỉ cung cấp lộ trình học IELTS cho người mới bắt đầu, bài viết còn chia sẻ phương pháp ôn luyện thực tế, tài liệu chất lượng, các ứng dụng hỗ trợ, khóa học gợi ý cùng video chia sẻ từ học viên của WISE ENGLISH để bạn học tập đầy cảm hứng và đúng hướng. Hãy cùng bắt đầu hành trình chinh phục IELTS 7.0 với lộ trình luyện thi rõ ràng và dễ áp dụng ngay từ hôm nay nhé!

I. Xác định đúng trình độ hiện tại của bản thân
Để học IELTS 7.0 hay xây dựng một lộ trình học IELTS 5.5, lộ trình học IELTS 6.5 hiệu quả, trước tiên bạn nên xác định rõ trình độ của bản thân. Để kiểm tra điều này bạn có thể tham gia các bài kiểm tra trình độ online hoặc offline tại trung tâm hoặc bài thi thử của WISE English. Đây là điều kiện thuận lợi để bạn tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như việc lên kế hoạch phân bổ thời gian rèn luyện 4 kỹ năng hợp lý và phù hợp nhất.

Để xây dựng lộ trình học và luyện thi IELTS hiệu quả – dù là mục tiêu IELTS 5.5, 6.5 hay chinh phục IELTS 7.0 – việc đầu tiên bạn cần làm là đánh giá chính xác trình độ hiện tại của bản thân. Đây là bước khởi đầu quan trọng, đặc biệt nếu bạn đang ở mức “mất gốc” và cần một lộ trình học IELTS cho người mất gốc hoặc lộ trình học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc bài bản.
Bạn có thể làm bài kiểm tra online, thi thử tại trung tâm hoặc đăng ký test đầu vào miễn phí tại WISE English. Những bài đánh giá này giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí trong suốt quá trình ôn luyện, đồng thời hỗ trợ bạn xây dựng kế hoạch luyện tập 4 kỹ năng hợp lý hơn.
1. Vì sao cần đánh giá trình độ trước khi bắt đầu lộ trình học IELTS?
Hiểu rõ năng lực hiện tại giúp bạn lựa chọn đúng lộ trình học IELTS cho người mới bắt đầu hay các giai đoạn nâng cao hơn trong lộ trình ôn thi IELTS. Nếu bạn ở mức band 0–2.0, cần tập trung củng cố nền tảng từ vựng, phát âm và ngữ pháp cơ bản. Nếu đã đạt band 3.0–4.0, bạn có thể bước vào lộ trình thi IELTS với các dạng đề thực tế hơn.
Đánh giá trình độ cũng là cách tốt nhất để đặt ra mục tiêu rõ ràng. Ví dụ, trong lộ trình ôn IELTS 150 ngày, bạn có thể nhắm đến band 3.5 sau 30 ngày đầu, rồi tiến đến band 7.0 ở giai đoạn cuối. Việc kiểm tra định kỳ còn giúp bạn nhận ra sự tiến bộ và điều chỉnh chiến lược học phù hợp hơn nếu gặp khó khăn ở kỹ năng nào đó.
2. Các cách đánh giá trình độ tiếng Anh đơn giản và chính xác
Bạn có thể lựa chọn một trong những cách dưới đây để xác định chính xác mình đang ở đâu trong lộ trình học và luyện thi IELTS:
- Làm bài kiểm tra tiếng Anh online miễn phí: Cambridge English Test, EF SET, hoặc bài test của British Council đều là những lựa chọn đáng tin cậy.
- Làm đề thi thử IELTS từ các sách Cambridge IELTS (15–19) để đánh giá đủ 4 kỹ năng.
- Tự đánh giá qua một số câu hỏi như: Bạn có nghe hiểu hội thoại đơn giản không? Bạn có thể viết đoạn văn ngắn về bản thân?…
- Nhờ giáo viên IELTS đánh giá qua bài viết hoặc phần Speaking ngắn.
3. Một số lưu ý khi xác định trình độ
- Đừng quá lo lắng nếu bạn đang ở mức rất thấp. Một lộ trình học IELTS cho người mất gốc được thiết kế bài bản sẽ giúp bạn cải thiện từng bước.
- Luôn đánh giá cả 4 kỹ năng: Listening – Reading – Writing – Speaking.
- Ghi lại kết quả để theo dõi tiến bộ và điều chỉnh lộ trình kịp thời.
- Tái kiểm tra sau mỗi 30 ngày để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng trong lộ trình ôn thi IELTS.
4. Làm gì sau khi xác định trình độ?
Dựa vào kết quả, bạn hãy bắt đầu với giai đoạn phù hợp trong lộ trình học IELTS cho người mới bắt đầu hoặc lộ trình ôn IELTS nâng cao hơn:
- Band 0–2.0: Bắt đầu với giai đoạn xây nền – tập trung vào từ vựng, phát âm và ngữ pháp cơ bản.
- Band 3.0–3.5: Chuyển sang giai đoạn Pre-IELTS – làm quen với định dạng đề thi.
Quan trọng nhất là bạn cần xác định kỹ năng yếu nhất để phân bổ thời gian học hợp lý. Chẳng hạn, nếu kỹ năng nghe còn kém, hãy tăng cường luyện nghe mỗi ngày. Nếu từ vựng hạn chế, hãy đầu tư thêm vào học từ mới – đó là nền tảng giúp bạn tiến bộ nhanh chóng trong bất kỳ lộ trình thi IELTS nào.II.
II. Tiêu chí để bài thi đạt IELTS 7.0
Dưới đây là các tiêu chí cơ bản để đạt điểm số IELTS 7.0
- Listening: Nếu đặt mục tiêu là band 7.0, bạn cần phải hoàn thành chính xác ít nhất 30 câu trả lời trên tổng số 40 câu hỏi.
- Reading: Bạn cũng phải đạt 30/40 câu hỏi. Để phát triển kỹ năng này, bạn cần xây dựng nền tảng ngữ pháp vững chắc và trao dồi vốn từ vựng phong phú. Tương tự như kĩ năng Listening, bạn cũng phải đạt 30 câu trả lời đúng trên 40 câu hỏi.
- Writing: Đối với band 7.0, học viên phải hoàn thành chuẩn xác 2 task. Bên cạnh đó, các thông tin cũng cần trình bày rõ ràng, logic kết hợp việc sử dụng từ vựng, cấu trúc ngữ pháp phong phú, linh hoạt.
- Speaking: Đối với kỹ năng này, bạn cần luyện tập thường xuyên để nâng cao sự tự tin và cải thiện trình độ. Khi tham gia kỳ thi, nếu muốn đạt mức điểm IELTS 7.0, bạn phải nói liên tục và tránh ngập ngừng. Ngoài ra, việc sử dụng một số từ ngữ ít thông dụng và không bị mắc các lỗi ngữ pháp sẽ giúp bạn dễ dàng “ghi điểm” hơn.

Chúng ta cũng không nên bỏ qua cuốn sách thần thánh giúp các bạn làm quen với các dạng của bài thi IELTS: “The Official Guide” được xuất bản bởi “đại bản doanh” Cambridge University. Cùng với đó là trọn bộ 14 cuốn Cambridge Practice Tests for IELTS.
III. Giai đoạn 1 – 30 ngày xây nền tiếng Anh từ 0 đến band 3.5
Mục tiêu: Xây dựng nền tảng tiếng Anh cơ bản, giúp bạn tự tin bước vào các giai đoạn tiếp theo của lộ trình học IELTS 7.0.
1. Học từ vựng – Bước đầu tiên để làm chủ tiếng Anh
Từ vựng là chìa khóa vàng trong hành trình chinh phục IELTS. Với người mới bắt đầu, bạn cần xây dựng vốn từ vựng cơ bản khoảng 500-700 từ xoay quanh các chủ đề gần gũi như gia đình, công việc, mua sắm, sở thích, thời tiết, và giao tiếp hàng ngày. Những từ này không chỉ giúp bạn giao tiếp dễ dàng mà còn là nền tảng quan trọng cho các kỹ năng Speaking và Writing trong bài thi IELTS.
Để học từ vựng hiệu quả, hãy sử dụng các ứng dụng thông minh như Quizlet hoặc Anki. Những công cụ này áp dụng phương pháp lặp lại ngắt quãng (Spaced Repetition), giúp bạn ghi nhớ từ lâu hơn. Mỗi ngày, đặt mục tiêu học 15-20 từ mới, kèm theo nghĩa, ví dụ minh họa, và cách phát âm. Ví dụ, khi học từ “hobby”, bạn có thể tạo flashcard với câu: “My hobby is reading books.” Đừng quên ôn lại từ cũ để củng cố trí nhớ!
Để việc học thêm thú vị, hãy biến từ vựng thành trò chơi. Bạn có thể chơi các game trên Quizlet hoặc dán giấy ghi chú từ vựng quanh nhà – trên tủ lạnh, bàn học, hay gương soi – để ôn tập bất cứ lúc nào. Cuối mỗi tuần, thử thách bản thân bằng cách viết một đoạn văn ngắn (50-70 từ) sử dụng từ mới. Phương pháp 6 bước học từ vựng của WISE ENGLISH cũng rất đáng thử, giúp bạn ghi nhớ sâu và áp dụng linh hoạt trong bài thi.
Tham khảo bộ tài liệu học từ vựng được gợi ý dưới đây nhé:
- English Vocabulary in Use (Elementary) – cuốn sách lý tưởng cho người mới bắt đầu.
- Cambridge English Skills – Real Listening & Speaking (Level 1 & 2): Luyện kỹ năng nghe và nói giao tiếp trong ngữ cảnh thực tế – cực kỳ phù hợp cho người bắt đầu làm quen với IELTS.
>>> Tham khảo ngay những chia sẻ từ Học viên của WISE English đã chinh phục IELTS 7.0 như thế nào chỉ sau 1 khóa học
2. Ngữ pháp – Xương sống của tiếng Anh
Ngữ pháp là nền tảng để bạn xây dựng câu chính xác, đặc biệt trong kỹ năng Viết và Nói. Ở giai đoạn này, bạn cần tập trung vào các thì cơ bản: Hiện tại đơn (nói về thói quen, sự thật), Quá khứ đơn (mô tả hành động đã xong), và Hiện tại tiếp diễn (hành động đang xảy ra). Ngoài ra, làm quen với cấu trúc câu khẳng định, phủ định, câu hỏi, và các đại từ như I, you, he, she.
Một tài liệu không thể bỏ qua là English Grammar in Use (Elementary) của Raymond Murphy. Cuốn sách này nổi tiếng với cách giải thích dễ hiểu, ví dụ thực tế, và hàng trăm bài tập kèm đáp án. Bạn nên dành 30 phút mỗi ngày để đọc lý thuyết và làm bài tập. Sau khi học, hãy áp dụng ngay bằng cách viết 5-10 câu về thói quen hàng ngày, ví dụ: “I wake up at 7 a.m. every day.” Đọc to các câu này để luyện phát âm luôn nhé!
Để tránh sai lầm, hãy sử dụng Grammarly kiểm tra ngữ pháp khi viết. Nếu có thể, nhờ bạn bè hoặc giáo viên sửa lỗi để rút kinh nghiệm.
3. Kỹ năng nghe – Làm quen với tiếng Anh chuẩn
Nghe là kỹ năng khó với người mất gốc, nhưng đừng lo! Bạn có thể bắt đầu từ những bài nghe đơn giản. Mỗi ngày, dành 10-15 phút nghe các podcast như BBC Learning English (Beginners), The English We Speak, hoặc Voice of America Learning English. Những nguồn này có tốc độ chậm, giọng nói rõ ràng, rất phù hợp cho người mới.
Khi nghe, đừng cố hiểu từng từ. Thay vào đó, tập trung nắm ý chính và ghi chú từ mới. Ví dụ, trong một podcast về “Daily Routines”, hãy chú ý các từ như “wake up”, “breakfast”. Sau đó, tra từ điển để học nghĩa và phát âm. Kỹ thuật nghe chủ động rất hiệu quả:
- Lần 1: Nghe để hiểu ý chính.
- Lần 2: Dừng lại, ghi từ mới hoặc cụm từ.
- Lần 3: Lặp lại (shadowing) theo người nói để luyện ngữ điệu.
Bạn có thể tải phụ đề (transcript) của podcast để kiểm tra nội dung và sử dụng IELTS Practice – cung cấp bài nghe và phụ đề chất lượng. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm Trọn bộ Collins for IELTS
4. Kỹ năng nói – Tự tin phát âm chuẩn
Phát âm đúng là bước đầu tiên để giao tiếp hiệu quả và ghi điểm trong IELTS Speaking. Với người mới, bạn nên tập trung luyện các âm cơ bản và hội thoại đơn giản như giới thiệu bản thân, nói về sở thích. Ứng dụng Elsa Speak là trợ thủ đắc lực, giúp bạn sửa lỗi phát âm từng âm tiết, đặc biệt với các âm khó như /θ/ (think), /ð/ (this).
Kênh YouTube Rachel’s English cũng rất tuyệt vời, với các video ngắn (5-10 phút) hướng dẫn cách nhấn trọng âm, nối âm, và nói tự nhiên. Hãy luyện nói các câu như: “My name is [Tên]. I live in [thành phố].” Ghi âm giọng nói hoặc đứng trước gương để tự kiểm tra. Nếu có thể, tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh trực tuyến để tăng tự tin.
Để luyện nói hiệu quả, hãy thực hành các đoạn hội thoại mẫu đơn giản, chẳng hạn như giới thiệu bản thân, mô tả thói quen hàng ngày, hoặc nói về sở thích. Ví dụ, bạn có thể luyện nói các câu như:
- “My name is [Tên bạn]. I live in [thành phố].”
- “In my free time, I like watching movies and listening to music.”
Hãy đứng trước gương hoặc ghi âm giọng nói của mình để tự kiểm tra. Nếu có thể, hãy tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh trực tuyến hoặc luyện nói với bạn bè để tăng sự tự tin. Mục tiêu là phát âm rõ ràng, đúng trọng âm, và dần dần nói trôi chảy hơn.
Để đảm bảo hiệu quả, bạn nên duy trì lịch học đều đặn 2 giờ mỗi ngày, chia thành các phần như sau:
- 1 giờ: Học từ vựng (15-20 từ mới + ôn tập) và ngữ pháp (đọc lý thuyết + làm bài tập).
- 30 phút: Nghe podcast, ghi chú từ mới và thực hành shadowing.
- 30 phút: Luyện phát âm và đọc to các đoạn hội thoại mẫu.
IV. Giai đoạn 2 – 30 ngày tăng tốc Pre-IELTS từ 3.5 lên 4.5
Mục tiêu: Làm quen với format bài thi IELTS, nâng band điểm lên 4.0-4.5.
1. Từ vựng: Mở rộng vốn từ chuyên sâu
Ở giai đoạn này, bạn cần học thêm 700 từ vựng IELTS về các chủ đề thường gặp như giáo dục, môi trường, công nghệ, sức khỏe. Đây là những từ giúp bạn cải thiện cả 4 kỹ năng. Sách Vocabulary for IELTS của Pauline Cullen là lựa chọn lý tưởng, cung cấp từ vựng theo ngữ cảnh và bài tập thực hành.
Hãy chia mục tiêu thành 25 từ/ngày, sử dụng Anki hoặc Quizlet để học kèm ví dụ và phát âm. Ví dụ, với từ “sustainability”, bạn có thể học câu: “Sustainability is crucial for protecting the environment.” Để ghi nhớ lâu, viết nhật ký hoặc bài ngắn (100 từ) sử dụng từ mới. Cuối tuần, làm bài tập từ vựng trên IELTS Vocabulary Booster để kiểm tra.
2. Ngữ pháp – Nắm vững cấu trúc nâng cao
Ngữ pháp phức tạp hơn là chìa khóa để bạn diễn đạt chính xác. Hãy tập trung vào câu điều kiện (loại 0, 1, 2), câu bị động, và câu phức. Ví dụ: “If people recycle more, the environment will improve” (câu điều kiện) hoặc “Forests are destroyed by people” (câu bị động).
Tham khảo sách Cambridge Grammar for IELTS là tài liệu tuyệt vời, với 25 bài học kèm bài tập thực hành. Và dành 30 phút/ngày để ôn lý thuyết và làm bài tập, viết 5-10 câu phức/ngày, sử dụng Grammarly để sửa lỗi để nâng cao ngữ pháp của mình nhé!

3. Kỹ năng Đọc – Làm quen với bài thi IELTS
Kỹ năng đọc yêu cầu bạn hiểu nội dung và trả lời câu hỏi trong thời gian giới hạn. Hãy bắt đầu với các đoạn văn ngắn (200-300 từ) từ IELTS Reading Recent Actual Tests, mô phỏng đề thi thật. Tập trung vào dạng câu hỏi True/False/Not Given và Matching Headings.
Mỗi ngày, dành 45 phút để luyện đọc: đọc lướt (skimming) trong 2-3 phút để nắm ý chính, sau đó đọc kỹ (scanning) để tìm chi tiết. Ghi chú từ khóa và đoán nghĩa từ qua ngữ cảnh.
Các bước để rèn luyện kĩ năng đọc cần:
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu
Mỗi ngày, chọn 1-2 đoạn văn từ IELTS Reading Recent Actual Tests (có thể mua sách hoặc tải PDF từ các nguồn uy tín). Đảm bảo bạn có bút chì, giấy ghi chú, và đồng hồ bấm giờ để mô phỏng điều kiện thi thật. Ví dụ, chọn một đoạn văn về chủ đề “Environmental Issues” với 5-7 câu hỏi.
Bước 2: Đọc lướt (Skimming) – 2-3 phút
Dành 2-3 phút để đọc lướt tiêu đề, đoạn mở đầu, và câu chủ đề (thường là câu đầu tiên) của mỗi đoạn văn. Mục tiêu là nắm ý chính của bài, ví dụ: “Bài viết nói về tác động của biến đổi khí hậu.” Ghi chú nhanh ý chính bằng 1-2 từ lên giấy, như “climate change – effects.” Điều này giúp bạn định hướng khi trả lời câu hỏi.
Bước 3: Đọc câu hỏi trước (3 phút)
Đọc kỹ các câu hỏi True/False/Not Given và Matching Headings. Gạch chân từ khóa trong câu hỏi, ví dụ: “The author claims deforestation causes floods.” Từ khóa là “deforestation” và “floods.” Với Matching Headings, đọc danh sách tiêu đề và ghi chú các từ khóa như “solutions,” “problems.”
Bước 4: Đọc kỹ (Scanning) – 10-12 phút
Quay lại bài đọc, tìm kiếm thông tin liên quan đến từ khóa trong câu hỏi. Với True/False/Not Given, xác định câu văn chứa thông tin tương ứng và so sánh với câu hỏi. Ví dụ, nếu bài viết nói “Deforestation leads to flooding in some areas,” thì câu trên là True. Nếu không có thông tin về lũ lụt, câu đó là Not Given. Với Matching Headings, tìm đoạn văn có ý chính khớp với tiêu đề, ví dụ: đoạn nói về “ways to reduce carbon emissions” khớp với tiêu đề “Solutions to Climate Change.”
Bước 5: Ghi chú và đoán nghĩa từ (5 phút)
Trong lúc đọc, ghi chú từ khóa (như tên riêng, số liệu) và đoán nghĩa từ mới qua ngữ cảnh. Ví dụ, nếu gặp từ “deforestation” trong câu về rừng, bạn có thể đoán nó liên quan đến “phá rừng.” Tra từ điển (Cambridge hoặc Oxford) sau khi làm bài để xác nhận nghĩa và học cách dùng.
Bước 6: Kiểm tra và phân tích lỗi sai (15 phút)
Sau khi trả lời câu hỏi (trong 20-25 phút), đối chiếu với đáp án trong sách. Ghi lại các câu sai và phân tích lý do, ví dụ: “Sai vì nhầm True với Not Given do không đọc kỹ.” Nếu sai dạng Matching Headings, xem lại cách đoạn văn trình bày ý chính. Lặp lại bài đọc nếu cần để hiểu rõ hơn.
4. Kỹ năng viết – Viết bài cơ bản theo chuẩn IELTS
Viết là kỹ năng thách thức, nhưng bạn có thể bắt đầu từ những bước đơn giản. Tập trung vào Task 1 (mô tả biểu đồ, 150 từ) và Task 2 (bài luận, 250 từ). Học cấu trúc chuẩn: mở bài, tổng quan, thân bài, kết bài. Ví dụ, với Task 1: “The bar chart illustrates the annual rainfall in four cities.”
Luyện viết 2 bài Task 1 và 1 bài Task 2/tuần, sử dụng IELTS Writing Mentor để chấm bài. Tham khảo bài mẫu từ Cambridge IELTS 15-19.
Dành 45 phút/ngày để luyện viết, xen kẽ giữa Task 1 và Task 2. Nhờ giáo viên hoặc ứng dụng như IELTS Writing Mentor chấm bài để nhận phản hồi.
Và có điều cần lưu ý với bạn rằng hãy tìm hiểu kỹ cách tính điểm IELTS Writing để nắm chắc các phần quan trọng trong kỳ thi sắp tới mà không bị trừ điểm bởi những lỗi không đáng có.
5. Luyện đề – Làm quen với áp lực thi thật
Làm 1-2 bài thi thử/tuần từ Cambridge IELTS 15-19 trong điều kiện thi thật (giới hạn thời gian, không dùng từ điển). Sau khi làm, chấm điểm và phân tích lỗi sai để cải thiện. Đây là bước quan trọng trong lộ trình học IELTS 7.0.
Lịch học đề xuất (2.5 giờ/ngày):
- 1 giờ: Từ vựng (30 phút) + Ngữ pháp (30 phút).
- 45 phút: Đọc (1-2 đoạn văn).
- 45 phút: Viết (Task 1 hoặc Task 2).
>>> Tham khảo video từ WISE ENGLISH: Học từ vựng IELTS theo chủ đề – cách học thực tế từ học viên.
V. Giai đoạn 3 – 30 ngày bứt phá IELTS 5.0 – 5.5
Mục tiêu: Nâng cao kỹ năng, làm quen với các dạng câu hỏi khó hơn, đạt band 5.0-5.5 trong lộ trình học IELTS 7.0.
Ở giai đoạn này, bạn sẽ chuyển từ nền tảng cơ bản sang xử lý các bài tập IELTS phức tạp hơn, với các bài nghe, đọc dài hơn và yêu cầu viết, nói rõ ràng, mạch lạc. Dành 3 giờ mỗi ngày để rèn luyện cả 4 kỹ năng, tập trung vào độ chính xác và tốc độ làm bài.
1. Kỹ năng Nghe – Thành thạo Part 1 và Part 2
Để đạt band 5.0-5.5, bạn cần làm tốt Part 1 (đối thoại đơn giản như điền thông tin) và Part 2 (độc thoại như hướng dẫn du lịch) của IELTS Listening, nhắm đến 20-24/40 câu đúng. Sử dụng IELTS Listening Recent Actual Tests hoặc Cambridge IELTS 15-19, luyện 2-3 bài nghe mỗi ngày.
Mỗi buổi học, dành 1 giờ để nghe và làm bài. Bắt đầu bằng cách nghe toàn bộ bài (2-3 phút) để nắm ý chính, ghi chú nhanh thông tin như tên, số điện thoại, ngày tháng (ví dụ: “John Smith, $150, 2 nights”). Sau đó, đọc câu hỏi, gạch chân từ khóa như “check-in date” hoặc “room type,” và dự đoán đáp án (có thể là một ngày hoặc số).
Nghe lại lần hai để ghi đáp án, chú ý từ đồng nghĩa (như “cost” được nói là “price”). Hoàn thành bài trong 15-20 phút, sau đó dành 20 phút kiểm tra đáp án bằng transcript, phân tích lỗi sai (ví dụ: “Sai vì nhầm ‘July’ với ‘June’”). Nếu sai dạng Multiple Choice, nghe lại đoạn liên quan để nhận ra cách dùng từ paraphrase.
Học 5-10 từ mới từ transcript (như “reservation,” “itinerary”), tra nghĩa, phát âm, và tạo câu ví dụ. Luyện shadowing bằng cách lặp lại 5-10 câu từ bài nghe để cải thiện phát âm và phản xạ. Để tăng khả năng tập trung, luyện nghe trong môi trường yên tĩnh, những tuần cuối thử với tiếng ồn nhẹ (như TV nhỏ) để mô phỏng phòng thi. Bổ sung bằng cách nghe podcast BBC Learning English (chủ đề “6 Minute English”) để cải thiện từ vựng.
>>> Bật mí lộ trình ôn thi IELTS 5.0 dành cho người mới bắt đầu
2. Kỹ năng Đọc – Xử lý bài đọc dài hơn
Mục tiêu là hoàn thành bài đọc 500-700 từ trong 20-25 phút, đạt 20-24/40 câu đúng. Sử dụng IELTS Reading Recent Actual Tests hoặc Cambridge IELTS 15-19, luyện 1 bài đọc mỗi ngày (3 đoạn, kèm 12-14 câu hỏi).
Dành 1 giờ mỗi ngày để luyện đọc. Chọn bài về các chủ đề như năng lượng tái tạo hoặc giáo dục, tập trung vào dạng True/False/Not Given và Sentence Completion. Đọc lướt tiêu đề và câu chủ đề trong 3 phút để nắm ý chính (ví dụ: “Bài viết về lợi ích của năng lượng tái tạo”). Ghi chú ý chính như “renewable energy – benefits.” Đọc câu hỏi trước, gạch chân từ khóa (như “solar energy,” “cheaper”), rồi tìm đoạn văn chứa thông tin.
Với True/False/Not Given, so sánh thông tin chính xác (ví dụ: nếu bài viết nói “Solar energy costs are high,” câu “Solar energy is cheaper” là False). Với Sentence Completion, tìm câu văn chứa đáp án (như “Wind power is sustainable” để điền “sustainable”).
Ghi 5-10 từ mới (như “emissions,” “renewable”), đoán nghĩa qua ngữ cảnh, và tra từ điển sau khi làm bài. Hoàn thành bài trong 20-25 phút, sau đó dành 15 phút kiểm tra đáp án, phân tích lỗi sai (ví dụ: “Sai vì suy diễn ngoài bài”). Đọc lại đoạn văn khó để hiểu cách dùng từ đồng nghĩa. Bổ sung bằng cách đọc bài báo ngắn (300-400 từ) từ The Guardian (mục “Environment”) để quen văn phong học thuật, ghi 3-5 từ mới. Cuối tuần, làm một bài đọc đầy đủ từ Cambridge IELTS 15-19 để kiểm tra tiến độ.
3. Kỹ năng Viết – Hoàn thiện bài viết chuẩn Band 5.5
Mục tiêu là viết bài Task 1 (150 từ) và Task 2 (250 từ) đạt band 5.5, với cấu trúc rõ ràng và ngữ pháp cơ bản. Sử dụng IELTS Writing Recent Actual Tests hoặc Cambridge IELTS 15-19, luyện 1 bài Task 1 và 1/2 bài Task 2 mỗi ngày.
Dành 1 giờ mỗi ngày để luyện viết. Với Task 1, chọn đề về biểu đồ cột hoặc đường, viết 150-180 từ trong 20 phút, mô tả dữ liệu chính xác với từ vựng như “increase,” “decline” (ví dụ: “Tourist numbers in City A rose steadily”). Với Task 2, chọn đề Opinion hoặc Discussion (như “Should students wear uniforms?”), viết 250-300 từ trong 25 phút, đưa luận điểm rõ ràng (“Uniforms promote equality”) và ví dụ thực tế (“In Vietnam, uniforms are common”). Học cấu trúc 4 đoạn: mở bài, tổng quan (Task 1) hoặc thân bài (Task 2), và kết bài.
Sử dụng Grammarly để sửa lỗi ngữ pháp, từ vựng, chú ý lỗi sai thì hoặc thiếu mạo từ. So sánh bài viết với mẫu band 6.0 trong Cambridge IELTS 15-19, ghi chú điểm yếu như “Cần từ vựng đa dạng hơn.” Gửi bài cho IELTS Writing Mentor hoặc giáo viên để nhận phản hồi. Học 5 từ vựng học thuật mỗi tuần (như “significant,” “trend”) từ IELTS Writing Task 1 by Simon. Luyện viết đúng thời gian (20 phút Task 1, 40 phút Task 2) để quen áp lực.
4. Kỹ năng Nói – Trả lời trôi chảy Part 1 và Part 2
Mục tiêu là trả lời Part 1 (câu hỏi cá nhân) và Part 2 (nói 1-2 phút) trôi chảy, đạt band 5.5. Sử dụng Cambridge IELTS Speaking Tests hoặc IELTS Speaking Recent Actual Tests, luyện 3 câu hỏi Part 1 và 1 đề Part 2 mỗi ngày.

Dành 30 phút mỗi ngày để luyện nói. Với Part 1, trả lời câu hỏi như “What do you do in your free time?” trong 20-30 giây, ví dụ: “I enjoy watching movies because they help me relax.” Với Part 2, chuẩn bị 1 phút cho đề như “Describe a book you read,” ghi chú theo cấu trúc What/Where/When/Why (ví dụ: “The Alchemist, at home, last summer, inspired me”). Nói liên tục 1-2 phút, ghi âm bằng điện thoại, nghe lại để sửa lỗi phát âm (dùng Elsa Speak để kiểm tra âm /θ/, /ð/) và ngập ngừng.
Học 3-5 cụm từ như “From my perspective,” “It’s worth mentioning that,” áp dụng vào câu trả lời. Sử dụng IELTS Speaking AI hoặc luyện với giáo viên qua Cambly để nhận phản hồi, chú ý điểm yếu như “Cần nói mạch lạc hơn.” Luyện nói trước gương hoặc tham gia nhóm IELTS trên Facebook để tăng tự tin.
Lịch học đề xuất (3 giờ/ngày):
- 1 giờ: Nghe (2-3 bài Part 1-2).
- 1 giờ: Đọc (1 bài).
- 1 giờ: Viết (30 phút) + Nói (30 phút).
Hãy thử làm 1 bài thi thử/tuần từ Cambridge IELTS 15-19 trong 3 giờ, mô phỏng thi thật kèm theo phân tích lỗi sai và điều chỉnh kế hoạch học nhé!
Bạn có thể xem thêm: Lộ trình học IELTS 5.5 để xây dựng cho bản thân lộ trình học phù hợp
VI. Giai đoạn 4 – 30 ngày chinh phục band 6.0 – 6.5
Mục tiêu: Xử lý các dạng câu hỏi nâng cao, đạt band 6.0-6.5, tiến gần hơn đến lộ trình học và luyện thi IELTS 7.0.
Giai đoạn này yêu cầu bạn nâng cao độ chính xác, tốc độ, và khả năng tư duy phản biện. Bạn sẽ tập trung vào các phần khó hơn của bài thi IELTS như Part 3-4 (Listening), dạng True/False/Not Given và Heading Matching (Reading), cấu trúc câu phức (Writing), và câu hỏi phân tích (Speaking). Dành 3 giờ mỗi ngày để rèn luyện.
Dành cho các bạn có mong muốn định cư tại các nước nói tiếng Anh, với mức band điểm này đã đủ cho bạn đăng ký, bạn có thể tìm hiểu thêm về IELTS General Training là gì để biết thêm thông tin chi tiết.
1. Kỹ năng nghe – Làm chủ Part 3 và Part 4
Để đạt band 6.0-6.5, bạn cần thành thạo Part 3 (đối thoại học thuật) và Part 4 (bài giảng), nhắm đến 28-32/40 câu đúng. Sử dụng IELTS Listening Recent Actual Tests hoặc Cambridge IELTS 16-19, luyện 2-3 bài nghe mỗi ngày về các chủ đề như khoa học, môi trường.

Dành 1 giờ mỗi ngày để luyện nghe. Nghe toàn bộ bài (3-4 phút) để ghi chú từ khóa như “pollution,” “survey,” “2023.” Đọc câu hỏi trước, gạch chân từ khóa (như “main cause of pollution”), dự đoán đáp án (có thể là “industrial waste”). Nghe lại lần hai để ghi đáp án, chú ý từ đồng nghĩa (như “cause” là “reason”). Với dạng Matching, nhận diện ý kiến người nói (ví dụ: “Industrial waste is the biggest issue” khớp với “Industrial pollution”).
Cố gắng hoàn thành bài trong 15-20 phút, sau đó dành 20 phút kiểm tra đáp án bằng transcript, phân tích lỗi sai (ví dụ: “Sai vì nhầm ‘effect’ với ‘cause’”) và sau đó nghe lại đoạn sai 2-3 lần để hiểu cách dùng paraphrase.
Ghi 5-10 từ học thuật từ transcript (như “hypothesis,” “sustainable”), học nghĩa, phát âm, và tạo câu ví dụ. Luyện shadowing 5-10 câu để cải thiện phản xạ. Để tăng độ khó, làm thêm 3 bài Part 3-4 mỗi tuần và thử nghe với tốc độ nhanh hơn (1.2x) trên IELTS Practice. Luyện trong môi trường có tiếng ồn nhẹ để mô phỏng phòng thi.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: [BẬT MÍ] PHƯƠNG PHÁP LUYỆN THI IELTS CẤP TỐC TRONG 60 NGÀY TỪ A-Z
2. Kỹ năng đọc – Hoàn thành bài đọc nhanh và chính xác
Mục tiêu là xử lý bài đọc 700-900 từ trong 18-20 phút, đạt 30-34/40 câu đúng. Sử dụng IELTS Reading Recent Actual Tests hoặc Cambridge IELTS 16-19, luyện 1-2 bài đọc mỗi ngày về các chủ đề như quy hoạch đô thị, công nghệ.
Dành 1 giờ mỗi ngày để luyện đọc. Chọn bài với dạng True/False/Not Given và Heading Matching. Đọc lướt tiêu đề và câu chủ đề trong 2 phút, ghi ý chính (ví dụ: “Urban planning – benefits, challenges”). Đọc câu hỏi, gạch chân từ khóa (như “public transport,” “reduce traffic”), rồi tìm đoạn văn chứa thông tin. Với True/False/Not Given, kiểm tra thông tin chính xác (ví dụ: nếu bài viết nói “Public transport helps but doesn’t solve traffic,” câu “Public transport reduces traffic” là False). Với Heading Matching, chọn tiêu đề khớp ý chính (như “Sustainable Urban Solutions”).
Ghi 5-10 từ mới (như “infrastructure,” “congestion”), đoán nghĩa qua ngữ cảnh, tra từ điển sau khi làm bài. Hoàn thành bài trong 18-20 phút, sau đó dành 15 phút kiểm tra đáp án, phân tích lỗi sai (ví dụ: “Sai vì hiểu nhầm paraphrase”). Đọc lại đoạn văn sai để hiểu cách dùng từ đồng nghĩa. Đọc thêm bài báo (500-700 từ) từ The Guardian (mục “Cities”) để quen văn phong học thuật, ghi 5 từ mới. Cuối tuần, làm một bài đọc đầy đủ để đánh giá tiến độ.
Bạn có thể rèn luyện đề thi IELTS Reading thường gặp để rèn luyện thêm kỹ năng này.
3. Kỹ năng Viết – Bài viết chất lượng cao
Mục tiêu là viết bài Task 1 và Task 2 đạt band 6.0-6.5, với từ vựng đa dạng, ngữ pháp chính xác. Sử dụng IELTS Writing Recent Actual Tests hoặc Cambridge IELTS 16-19, luyện 2 bài Task 1 (biểu đồ kết hợp, quy trình) và 2 bài Task 2 (Opinion, Problem-Solution) mỗi tuần.
Dành 1 giờ mỗi ngày để luyện viết. Với Task 1, viết 150-180 từ trong 20 phút, mô tả biểu đồ/quy trình rõ ràng với từ vựng như “fluctuate,” “peak” (ví dụ: “Energy consumption peaked in 2015”). Với Task 2, viết 250-300 từ trong 40 phút, trả lời đề như “How to reduce air pollution?” với luận điểm “Promoting public transport and taxing emissions” và ví dụ “In Singapore, taxes reduced car usage by 15%.” Sử dụng câu phức và từ học thuật như “mitigate,” “profound impact.”
Sử dụng Grammarly để sửa lỗi, chú ý lỗi lặp từ hoặc sai cấu trúc. So sánh bài với mẫu band 7.0 trong IELTS Writing Task 1 by Simon, ghi chú điểm yếu như “Cần thêm câu phức.” Gửi bài cho IELTS Writing Correction hoặc giáo viên để nhận phản hồi. Học 10 từ học thuật mỗi tuần (như “trend,” “significant”). Luyện viết đúng thời gian để quen áp lực.
Bạn cảm thấy khóa học IELTS đông người không hiệu quả với bạn, bạn có thể tham khảo thêm Khóa học IELTS 1 kèm 1 của WISE ENGLISH
4. Kỹ năng Nói – Phân tích sâu Part 3
Đối với kỹ năng Listening này, bạn có thể ôn luyện nghe theo các chủ đề thường gặp trong lộ trình luyện thi IELTS về các chủ đề IELTS Speaking sẽ bắt gặp như: điển hình các chủ đề chính theo từng part là Chủ đề IELT speaking part 1, chủ đề IELTS speaking part 2, chủ đề IELTS speaking part 3 và các chủ đề nhỏ trong từng part. Mục tiêu là trả lời Part 3 (câu hỏi phân tích) trôi chảy, sử dụng ngôn ngữ phức tạp, đạt band 6.0-6.5. Sử dụng Cambridge IELTS Speaking Tests hoặc IELTS Speaking Recent Actual Tests, luyện 3 – 4 câu hỏi Part 3 và 1 đề Part 2 mỗi ngày.
Dành 30 phút mỗi ngày để luyện nói. Với Part 3, trả lời câu hỏi như “Why is recycling important?” trong 30-40 giây, dùng cấu trúc PEE (Point – Explain – Example): “Recycling reduces waste (Point), as it saves resources (Explain), like in Japan where landfill use dropped 20% (Example).” Với Part 2, chuẩn bị 1 phút cho đề như “Describe a place you visited,” ghi chú What/Where/When/Why, nói 1-2 phút. Ghi âm, nghe lại, sửa lỗi phát âm (dùng Elsa Speak) và ngập ngừng.
Học 5 cụm từ/idioms như “kill two birds with one stone,” áp dụng vào câu trả lời: “It is widely believed that recycling benefits the environment.” Sử dụng IELTS Speaking AI hoặc luyện với giáo viên qua Italki để nhận phản hồi. Luyện nói trước gương hoặc tham gia câu lạc bộ tiếng Anh trực tuyến (như Meetup). Chuẩn bị 5 chủ đề phổ biến (môi trường, giáo dục) từ 31 High-scoring Formulas for IELTS Speaking.
Lịch học đề xuất (3 giờ/ngày):
- 1 giờ: Nghe (2-3 bài Part 3-4).
- 1 giờ: Đọc (1-2 bài).
- 1 giờ: Viết (30 phút) + Nói (30 phút).
Để chuẩn bị thật tốt cho phần thi này, các bạn có thể tham khảo cuốn 31 High – scoring formulas to answer the IELTS speaking questions. Cuốn sách này sẽ cung cấp cho các bạn các từ vựng hay và tự nhiên, giúp hỗ trợ các bạn trong việc học IELTS Speaking và ăn trọn điểm kỹ năng này!
Bạn có thể tìm hiểu thêm về: Top 5 các khóa học IELTS tốt Online đáng học nhất năm 2025
VII. Giai đoạn 5 – 30 ngày nước rút đạt IELTS 7.0+
Mục tiêu: Hoàn thiện kỹ năng, đạt band 7.0 hoặc cao hơn, hoàn thành lộ trình học và luyện thi IELTS 7.0.
Đây là giai đoạn quyết định, yêu cầu bạn tối ưu hóa kỹ năng, xử lý bài thi nhanh và chính xác, sử dụng ngôn ngữ học thuật và tự nhiên. Dành 3 giờ mỗi ngày để luyện tập dưới áp lực thời gian, mô phỏng thi thật.
1. Kỹ năng Nghe – Đạt 35/40 câu đúng
Mục tiêu là làm chủ Part 3 và Part 4, đạt 35/40 câu đúng để đảm bảo band 7.0+. Sử dụng IELTS Listening Recent Actual Tests hoặc Cambridge IELTS 18-19, luyện 2 bài nghe mỗi ngày về các chủ đề học thuật như công nghệ, y học.
Dành 1 giờ mỗi ngày để luyện nghe. Nghe toàn bộ bài (3-4 phút), ghi chú từ khóa như “research,” “data,” “2024.” Đọc câu hỏi, gạch chân từ khóa (như “researcher’s opinion”), dự đoán đáp án. Nghe lại lần hai để ghi đáp án, chú ý từ đồng nghĩa và paraphrase (như “suggest” thay cho “propose”). Hoàn thành bài trong 15 phút, sau đó dành 20 phút kiểm tra đáp án bằng transcript, phân tích lỗi sai (ví dụ: “Sai vì không nhận ra từ đồng nghĩa”). Nghe lại đoạn sai 2-3 lần.
Ghi 5-10 từ học thuật (như “methodology,” “innovation”), học nghĩa, phát âm, tạo câu ví dụ. Luyện shadowing 10 câu để bắt âm chính xác. Luyện nghe trong môi trường có tiếng ồn nhẹ để mô phỏng phòng thi. Làm thêm 3 bài Part 3-4 mỗi tuần từ Cambridge IELTS 18-19 để tăng độ khó.
2. Kỹ năng Đọc – Tốc độ chính xác và tối ưu
Mục tiêu là hoàn thành bài đọc 700-900 từ trong 20 phút, đạt 34-36/40 câu đúng. Sử dụng IELTS Reading Recent Actual Tests hoặc Cambridge IELTS 18-19, luyện 2 bài đọc mỗi ngày về các chủ đề như khoa học, xã hội học.
Dành 1 giờ mỗi ngày để luyện đọc. Chọn bài với dạng True/False/Not Given, Heading Matching, và Summary Completion. Đọc lướt tiêu đề và câu chủ đề trong 2 phút, ghi ý chính (ví dụ: “AI in healthcare – advantages, risks”). Đọc câu hỏi, gạch chân từ khóa (như “AI improves diagnosis”), tìm đoạn văn chứa thông tin. Với True/False/Not Given, kiểm tra thông tin chính xác (ví dụ: nếu bài viết nói “AI helps but isn’t perfect,” câu “AI always improves diagnosis” là False). Với Summary Completion, tìm từ khóa trong bài để điền.
Ghi 5-10 từ mới (như “algorithm,” “ethics”), đoán nghĩa, tra từ điển. Hoàn thành bài trong 20 phút, dành 15 phút kiểm tra đáp án, phân tích lỗi sai (ví dụ: “Sai vì nhầm từ đồng nghĩa”). Đọc lại đoạn văn sai để hiểu cách trình bày. Đọc thêm bài báo (700-900 từ) từ The Guardian (mục “Technology”) để quen văn phong, ghi 5 từ mới. Cuối tuần, làm bài đọc đầy đủ để đánh giá tiến độ.
3. Kỹ năng Viết – Bài viết chuẩn Band 7.0
Mục tiêu là viết bài Task 1 và Task 2 đạt band 7.0+, với từ vựng nâng cao, cấu trúc phức, ý tưởng mạch lạc. Sử dụng IELTS Writing Recent Actual Tests hoặc Cambridge IELTS 18-19, luyện 2 bài Task 1 và 2 bài Task 2 mỗi tuần.
Dành 1 giờ mỗi ngày để luyện viết. Với Task 1, viết 150-180 từ trong 20 phút, mô tả biểu đồ/quy trình với từ vựng như “soar,” “stabilize” (ví dụ: “Renewable energy use soared after 2015”). Với Task 2, viết 250-300 từ trong 40 phút, trả lời đề như “Should technology replace teachers?” với luận điểm “Technology aids learning but cannot replace human interaction” và ví dụ “Online courses lack personal feedback.” Sử dụng idioms (“a double-edged sword”) và câu phức.
Sử dụng Grammarly để sửa lỗi, chú ý lỗi sai cấu trúc hoặc lặp từ. So sánh bài với mẫu band 8.0 trong The Official Cambridge Guide to IELTS. Gửi bài cho IELTS Writing Correction hoặc giáo viên để nhận phản hồi. Học 10 từ/idioms học thuật mỗi tuần (như “paramount,” “address the issue”). Luyện viết đúng thời gian.
Nhưng nếu đã đi đến được đến đây thì tại sao các bạn không tìm cách “xơi” luôn kỹ năng này nhỉ? Tài liệu nào có thể giúp ích được cho các sĩ tử giai đoạn này đây? Với những bạn có khả năng chi trả cho các trung tâm thì chẳng lo lắng vì bài viết đã được thầy cô sửa và góp ý. Thế nhưng, có rất nhiều bạn tự học đang mãi loay hoay mà không thể tìm được người thì những trang web sửa Writing chính là cứu cánh cho các bạn:
- essayforum.com
- wrinity.com/newsfeed
- englishforums.com
Bạn có thể tìm hiểu thêm về khóa học IELTS cấp tốc của WISE ENGLISH
4. Kỹ năng Nói – Trôi chảy và tự nhiên
Mục tiêu là trả lời trôi chảy, sử dụng idioms và ngôn ngữ phức tạp, đạt band 7.0+. Sử dụng Cambridge IELTS Speaking Tests hoặc IELTS Speaking Recent Actual Tests, luyện 3-4 câu hỏi Part 3 và 1 đề Part 2 mỗi ngày.
Dành 30 phút mỗi ngày để luyện nói. Với Part 3, trả lời câu hỏi như “How does technology affect education?” trong 30-40 giây, dùng cấu trúc PEE: “Technology enhances learning (Point), by providing access to resources (Explain), like online courses in rural areas (Example).” Với Part 2, chuẩn bị 1 phút, nói 1-2 phút cho đề như “Describe a memorable event.” Ghi âm, sửa lỗi phát âm (dùng Elsa Speak) và ngập ngừng.
Học 5-10 cụm từ/idioms như “it is widely acknowledged that,” áp dụng vào câu trả lời. Sử dụng IELTS Speaking AI hoặc luyện với giáo viên qua Cambly để nhận phản hồi. Luyện nói trước gương, tham gia câu lạc bộ tiếng Anh trực tuyến. Chuẩn bị 10 chủ đề phổ biến (công nghệ, xã hội) từ 31 High-scoring Formulas for IELTS Speaking.
Lịch học đề xuất (3 giờ/ngày):
- 1 giờ: Nghe (2 bài Part 3-4).
- 1 giờ: Đọc (2 bài).
- 1 giờ: Viết (30 phút) + Nói (30 phút).
Kiểm tra định kỳ:
- Mỗi tuần, làm một bài thi thử từ Cambridge IELTS 18-19 hoặc các trang web như IELTS Online Test. Đảm bảo đạt band 7.0+ ổn định trong 2-3 bài thi thử trước khi đăng ký thi chính thức.
- Nếu điểm số chưa đạt, tập trung cải thiện kỹ năng yếu nhất (ví dụ: tăng thời gian luyện viết nếu Task 2 chỉ đạt band 6.5).
📌Nên học IELTS ở đâu? Top 10 trung tâm luyện thi IELTS uy tín
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các trung tâm luyện thi IELTS khác tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh tại đây:
- [CẬP NHẬT] Top 13 trung tâm luyện thi IELTS tại Đà Nẵng uy tín nhất
- Các trung tâm luyện thi IELTS Hà Nội uy tín nhất
- Các trung tâm luyện thi IELTS Hồ Chí Minh uy tín nhất
Trên đây là một vài chia sẻ về Lộ trình học IELTS 7.0 từ con số 0 trong vòng 10 tháng, trong quá trình học tất nhiên sẽ có lúc các bạn chán nản và muốn bỏ cuộc khi gặp các chướng ngại vật nhưng xin hãy luôn nhớ kỹ rằng: “Chặng đường đi đến thành công không bao giờ trải đầy hoa hồng”! Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn (những bạn đang là IELTS Beginner – người không biết gì) có lộ trình học IELTS rõ ràng, chinh phục IELTS 7.0 và các lộ trình học IELTS 8.0, luyện thi IELTS 9.0.
Ngoài ra đừng quên theo dõi các bài viết mới của WISE và follow Fanpage, Group IELTS TIPS – Chiến Thuật IELTS 8.0+, kênh Youtube của WISE ENGLISH để nhận được nhiều thông tin và tài liệu bổ ích nhé!
BẠN CÒN BĂN KHOĂN VỀ NỘI DUNG NÀY?
Bạn có thể liên hệ với WISE ENGLISH về nội dung này để nhận giải đáp của các giáo viên band 8.0+