Mục Lục

Top 8 kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nên rèn luyện từ sớm

5/5 - (1 bình chọn)

Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học chính là một điều quan trọng mà ba mẹ cần phải lưu ý. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), việc học kỹ năng sống ở những năm đầu đời có thể tạo nền tảng cho trẻ em trong việc phát triển sức khỏe tinh thần, sự giao tiếp và cách cư xử lành mạnh. Vậy định nghĩa của Kỹ năng sống là gì? Những kỹ năng sống nào là cần thiết cho trẻ em và tại sao nó lại quan trọng như vậy? Hãy cùng WISE English giải đáp những câu hỏi trên bằng cách khám phá 8 kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quan trọng nhất.

Tại sao kỹ năng sống lại quan trọng đối với trẻ nhỏ?

Kỹ năng sống cho học sinh tiểu học không chỉ là những bài học về cách ứng xử hay giải quyết vấn đề, mà còn là hành trang quan trọng giúp trẻ tự tin, độc lập và thích nghi trong mọi hoàn cảnh. Việc rèn luyện kỹ năng sống từ sớm cho học sinh tiểu học giúp phát triển tư duy tích cực, khả năng giao tiếp hiệu quả và biết cách đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.

Ảnh vì sao các kỹ năng sống lại quan trọng cho các em học sinh tiểu học
Các kỹ năng sống quan trọng như thế nào?

Trẻ em được học kỹ năng sống sẽ sớm nhận ra giá trị của sự tự lập, biết cách xây dựng các mối quan hệ và phát triển lòng tự tin. Đây không chỉ là nền tảng để trẻ thành công trong học tập mà còn là chìa khóa để trẻ trở thành một cá nhân trưởng thành, có trách nhiệm và hòa nhập tốt với xã hội. Vì vậy, việc dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là món quà vô giá mà phụ huynh có thể trao tặng, góp phần định hình tương lai của con một cách vững chắc và toàn diện. Sự tò mò, cởi mở và khả năng hợp tác với người khác chính là siêu năng lực thực sự.

8 kỹ năng sống cho học sinh tiểu học mà ba mẹ cần phải biết

Việc giúp phát triển các kỹ năng sống cho học sinh tiểu học bây giờ có thể là một thử thách bởi vì các bé có thể bị thu hút nhiều vào các thiết bị công nghệ điện tử như TV, điện thoại. Tuy nhiên, vẫn có những điều mà các bậc phụ huynh có thể làm để tạo nên sự khác biệt cho con em. Hãy giúp các bé phát triển các kỹ năng sau đây.

1. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Nhắc đến kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thì đầu tiên phải nói đến Kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng này chính là cách mà các bé tự xử lý các vấn đề cá nhân của mình, đó có thể bắt đầu bằng những điều giản dị như mặc quần áo, đánh răng hay soạn cặp đi học. Tất nhiên, ở độ tuổi này thì các bé vẫn cần sự giúp đỡ, chăm sóc của ba mẹ, phụ huynh có thể hỗ trợ con em mình làm những việc cá nhân, nhưng cũng hãy cho các em những khoảng thời gian để các bé tự chăm sóc mình.

giải thích kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Các bé có thể phát triển kỹ năng khi mỗi lần gặp khó trong việc xử lý các vấn đề cá nhân của mình, ba mẹ không vội vàng giúp ngay, thay vào đó, hãy cho bé thời gian nghĩ đến các giải pháp xử lý.

2. Kỹ năng đề phòng, cảnh giác người lạ

Đây chắc hẳn là một trong những kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quan trọng nhất. Kỹ năng này liên quan đến sự an toàn của các bé, việc trang bị kỹ năng này sẽ giúp các bé biết cách tự bảo vệ bản thân trong các trường hợp không có ba mẹ bên cạnh.

canh giac voi nguoi la
Ba mẹ có thể dạy cho trẻ nhỏ kỹ năng này bằng cách sau:

  • Dạy trẻ nhận diện người lạ, không đi theo người lạ và không được nhận đồ của người lạ
  • Khuyến khích trẻ gọi điện cho người thân nếu như cảm thấy bất an
  • Cảnh báo trẻ không được đi vào ô tô của người lạ, dù cho họ có bảo là người quen của ba mẹ.

Ba mẹ dạy trẻ về kỹ năng này sẽ giúp cho các bé tự tin bảo vệ chính mình hơn dù đối diện với tình huống không an toàn.

3. Kỹ năng tư duy phản biện

Kỹ năng tư duy phản biện là khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định sáng suốt, hợp lý. Đây là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ độc lập và giải quyết vấn đề hiệu quả.

Đứa trẻ suy nghĩ về tư duy phản biện
Kỹ năng tư duy phản biện

Trẻ em ở độ tuổi tiểu học luôn tò mò về thế giới xung quanh của chúng, đây cũng là cơ hội mà ba mẹ có thể hỗ trợ để con có thể phát triển kỹ năng này bằng các cách như:

  • Khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi “Vì sao?”. Việc đặt câu hỏi cho một vấn đề giúp bé phát triển khả năng suy nghĩ vấn đề từ nhiều góc độ.
  • Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi tư duy giải đố để rèn kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề. Cờ vua là một ví dụ cho các trò chơi rèn tư duy cho trẻ.
  • Dạy trẻ biết bảo vệ quan điểm, điều này không có nghĩa là dạy trẻ cãi bất chấp, các bé phải biết bảo vệ quan điểm của mình với các lập luận và lý lẽ hợp lý. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ phản biện và tự tin trong việc thể hiện ý kiến cá nhân.

4. Kỹ năng giao tiếp

Một kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quan trọng không kém đó là kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng này có thể giúp trẻ xây dựng mối quan hệ xã hội và phát triển trong học tập cũng như trong cuộc sống. Việc giao tiếp tốt có nghĩa là trẻ em có thể diễn đạt ý kiến, cảm xúc của mình một cách hiệu quả và trôi chảy, cũng như việc thật sự lắng nghe người khác, hoặc được gọi là lắng nghe chủ động. Khuyến khích trẻ nói những gì có lợi cho mình và tự tin giao tiếp với người khác.

Các đứa trẻ giao tiếp với nhau
Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng sống này có thể phát triển bằng cách dạy trẻ:

  • Lắng nghe chủ động: dạy trẻ biết lắng nghe điều người khác nói mà không gián đoạn, khi giao tiếp trẻ có thể nhìn vào đối phương, thể hiện sự quan tâm qua cử chỉ như gật đầu đồng ý.
  • Diễn đạt ý kiến rõ ràng: Khuyến khích trẻ học cách diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách rõ ràng, dễ hiểu. Dạy trẻ cách sử dụng từ ngữ đơn giản, tránh nói vòng vo và cố gắng diễn đạt ngắn gọn, trực tiếp.

Đây là hai kỹ năng cơ bản nhưng lại là nền tảng để giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp cho sau này. Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, giao tiếp tiếng Anh cũng đóng vai trò nền tảng giúp trẻ xây dựng sự tự tin và khả năng kết nối với mọi người xung quanh. Tham khảo ngay khóa học Tiếng Anh thiếu nhi cho bé nhà bạn nhé!

5. Kỹ năng thích nghi

Kỹ năng thích nghi cho trẻ là khả năng linh hoạt và điều chỉnh hành vi, cảm xúc hoặc tư duy của mình để phù hợp với những thay đổi trong môi trường sống, học tập và xã hội. Những đứa trẻ có khả năng thích nghi tốt có thể thích nghi với mọi sự thay đổi cũng như linh hoạt trong cách suy nghĩ của mình.

Các bé đọc nhiều sách để tăng khả năng thích nghi
Kỹ năng thích nghi

Một lợi ích của việc thích nghi tốt nữa là trẻ dễ kiểm soát của mình, không bị hoang mang hay thất vọng nếu chuyện không theo ý muốn.
Cách để phát triển kỹ năng sống này lại vô cùng đơn giản và có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, các phụ huynh chỉ cần cho các em gặp những người bạn bè mới, thử những món ăn mới, khuyến khích bé đọc nhiều sách và đi nhiều nơi, những điều này đều có thể phát triển khả năng thích nghi của con.

6. Kỹ năng sáng tạo

Kỹ năng sáng tạo cho học sinh tiểu học là khả năng tư duy linh hoạt, tìm ra ý tưởng mới và giải quyết vấn đề một cách độc đáo. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ và tăng cường khả năng tự biểu đạt. Ở trẻ em, kỹ năng sáng tạo dường như là tự nhiên và có thể phát triển chỉ cần với môi trường và các hoạt động phù hợp.

Hình ảnh nhắc nhở con cảnh giác với người lạ
kỹ năng cảnh giác với người lạ

Để phát triển kỹ năng sống này, các em học sinh cần được khuyến khích về:

  • Trải nghiệm không gian sáng tạo: cho trẻ tự do chơi, tô màu, làm đồ thủ công hoặc các hoạt động mà trẻ yêu thích.
  • Dám thử điều mới: khuyến khích các em dám làm điều mới và chấp nhận rủi ro, vì những ý tưởng sáng tạo đều đến từ việc dám làm và không sợ thất bại.
  • Đọc sách, kể chuyện: giúp các em mở rộng trí tưởng tượng và tư duy qua các những câu chuyện hay.

7. Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian là một kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quan trọng trong mọi mặt của cuộc sống. Việc quản lý thời gian tốt giúp cho các em biết những việc làm cần ưu tiên và nên hoàn thành công việc nào trước. Các em học được cách quản lý thời gian có thể tối ưu thời gian làm việc mình thích và tránh sự chậm trễ.

hình ảnh minh họa việc níu kéo thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian

Để phát triển kỹ năng sống này, ba mẹ có thể giúp các em như sau:

  • Lập thời gian biểu trong ngày: hướng dẫn trẻ ghi các việc cần làm trong ngày, giúp trẻ nắm được các việc cần làm cũng như tuân theo thời gian biểu, tối ưu một ngày của các em.
  • Giúp các em phân bổ thời gian: hỗ trợ trẻ ước lượng thời gian cần thiết cho từng việc làm và hoạt động.

Kỹ năng quản lý thời gian về lâu dài sẽ giúp các em học sinh hoàn thành mọi việc nhanh chóng, hiệu quả, giảm căng thẳng cũng như rèn tính kỷ luật cho các em.

8. Kỹ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi

Một kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thường bị đánh giá thấp và bị lãng quên là cách nói lời cảm ơn và xin lỗi. Biết cách bày tỏ lòng biết ơn và sự hối lỗi không chỉ giúp trẻ xây dựng mối quan hệ tích cực mà còn thể hiện sự tôn trọng, phát triển nhân cách và đồng cảm với người khác.

Cách rèn học sinh tiểu học nói lời cảm ơn:

  • Dạy trẻ nhận ra sự giúp đỡ: Hướng dẫn trẻ nhận biết khi nào cần nói cảm ơn, ví dụ như khi nhận được sự giúp đỡ, quà tặng hoặc lời khen.
  • Làm gương cho trẻ: Cha mẹ nên thường xuyên nói cảm ơn trong giao tiếp hàng ngày để trẻ học theo.
một bé an ủi một bé khác
Kỹ năng biết nói lời cảm ơn và xin lỗi

Cách rèn học sinh tiểu học nói lời xin lỗi:

  • Giải thích lý do cần xin lỗi: Giúp trẻ hiểu rằng xin lỗi là cách để sửa chữa sai lầm và thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.
  • Hướng dẫn trẻ xin lỗi chân thành: Dạy trẻ nói xin lỗi kèm theo hành động sửa sai, chẳng hạn như dọn dẹp sau khi làm bừa bộn.
  • Đưa ra ví dụ thực tế: Cha mẹ hoặc người lớn trong gia đình có thể xin lỗi trẻ khi mắc sai lầm để trẻ hiểu tầm quan trọng của việc làm này.

Kỹ năng nói lời cảm ơn và xin lỗi sẽ giúp trẻ trở thành một người lịch sự, biết yêu thương và trân trọng mọi mối quan hệ xung quanh.

Trên đây là 8 những kỹ năng sống cho học sinh tiểu học mà WISE English tin rằng vô cùng cần thiết cho các em nhỏ. Ở giai đoạn này, trẻ dễ tiếp thu và hình thành thói quen, do đó việc rèn luyện các kỹ năng như tự lập, giao tiếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, và thể hiện lòng biết ơn hay xin lỗi là vô cùng cần thiết.

Để đạt được điều đó, sự đồng hành và gương mẫu từ cha mẹ, thầy cô là yếu tố không thể thiếu. Chính môi trường gia đình, nhà trường và xã hội sẽ cùng nhau xây dựng nền tảng kỹ năng sống, giúp trẻ không chỉ thành công trong học tập mà còn trở thành những công dân có ích cho cộng đồng.

Một số bài viết về kỹ năng mềm bạn có thể tìm hiểu thêm:

Phát Triển Kỹ Năng Mềm: Chìa Khóa Để Thành Công Trong Sự Nghiệp

Top 7 kỹ năng thuyết trình giúp bạn tự tin tỏa sáng trước đám đông

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

  • All
  • Chia sẻ kinh nghiệm IELTS
  • IELTS Speaking
  • KIẾN THỨC TỔNG HỢP
  • Kiến thức IELTS
  • Luyện thi IELTS
  • Tin mới
  • Tin nổi bật
  • Tin tức
  • All
  • Chia sẻ kinh nghiệm IELTS
  • IELTS Speaking
  • KIẾN THỨC TỔNG HỢP
  • Kiến thức IELTS
  • Luyện thi IELTS
  • Tin mới
  • Tin nổi bật
  • Tin tức
uu-dai-giam-45

100%

Học viên đều đạt điểm IELTS/TOEIC đầu ra với lộ trình học ĐÚNG TRỌNG TÂMCHUẨN ĐẦU RA tại WISE ENGLISH

dang-ky-ngay
"Hãy like và share nếu thấy bài viết hữu ích. Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực sản xuất nhiều kiến thức giá trị hơn"

Chia sẻ bài viết

GỢI Ý DÀNH CHO BẠN
BÀI HỌC TIẾNG ANH MIỄN PHÍ