Ngày 14/2/2024, Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức có hiệu lực, thay thế Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT. Thông tư mới đưa ra nhiều quy định quan trọng nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm, đảm bảo minh bạch và phù hợp hơn với nhu cầu thực tế của học sinh. Vậy Thông tư 29 về dạy thêm học thêm có gì thay đổi so với trước đây? WISE English sẽ tổng hợp những điểm mới đáng chú ý và hướng đi nào cho giáo viên mong muốn dạy thêm?
Những điểm mới trong Thông tư 29 về dạy thêm học thêm
1. Dạy thêm là hoạt động dạy học bổ trợ
Theo khoản 1, Điều 2 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, dạy thêm, học thêm được xác định là hoạt động dạy học bổ trợ ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục của các môn học thuộc Chương trình giáo dục phổ thông.
So với Thông tư 17 trước đây, quy định mới đã làm rõ bản chất của dạy thêm là nhằm hỗ trợ học sinh nâng cao chất lượng học tập chứ không phải để thay thế chương trình chính khóa.

2. Không được dạy thêm có thu tiền đối với học sinh chính khóa theo Thông tư 29 về dạy thêm học thêm
Khoản 2, Điều 4, Thông tư 29 về dạy thêm học thêm quy định:
“Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.”
Điều này có nghĩa là giáo viên không được thu tiền dạy thêm đối với học sinh mà mình đang giảng dạy chính khóa, nhằm tránh tình trạng ép buộc hoặc gây áp lực khiến học sinh phải học thêm với giáo viên của mình.
3. Dạy thêm trong nhà trường không được thu tiền học sinh
Khoản 1, Điều 5, Thông tư 29 về dạy thêm học thêm quy định:
“Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh…”
Dạy thêm trong nhà trường chỉ dành cho các đối tượng học sinh sau:
- Học sinh có kết quả học tập chưa đạt yêu cầu trong kỳ học trước.
- Học sinh được lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Điều này nhằm đảm bảo hoạt động dạy thêm phục vụ nhu cầu thực tế của học sinh thay vì trở thành gánh nặng tài chính cho gia đình.
4. Không xếp thời khóa biểu xen kẽ giữa chính khóa và dạy thêm
Khoản 4, Điều 5, Thông tư 29 về dạy thêm học thêm quy định:
“Không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu và không dạy thêm trước các nội dung so với chương trình chính khóa của nhà trường.”
Điều này giúp chấm dứt tình trạng ép học sinh học thêm bằng cách sắp xếp thời khóa biểu bất hợp lý hoặc giảng dạy trước nội dung chính khóa, tạo áp lực khiến học sinh phải tham gia học thêm để theo kịp bài giảng.

5. Tổ chức, cá nhân dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh
Theo quy định mới của Thông tư 29 về dạy thêm học thêm, các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải đăng ký kinh doanh, chịu sự quản lý của Luật Doanh nghiệp.
Các cơ sở này phải công khai thông tin trên website hoặc niêm yết tại cơ sở, bao gồm:
- Danh sách các môn học, thời lượng dạy theo từng khối lớp.
- Địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm.
- Danh sách giáo viên tham gia giảng dạy.
- Mức thu tiền học thêm.
6. Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo hiệu trưởng
Ngoài việc phải dạy tại cơ sở có đăng ký kinh doanh, giáo viên tham gia dạy thêm ngoài nhà trường cần báo cáo với hiệu trưởng về:
- Môn học giảng dạy.
- Địa điểm dạy thêm.
- Hình thức và thời gian dạy thêm.
7. Dạy thêm có thu tiền phải đóng thuế
Khoản 2, Điều 7 về quản lý thu tiền dạy thêm quy định:
“Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm. Việc thu, quản lý, sử dụng tiền học thêm phải tuân theo quy định của pháp luật về tài chính, tài sản, kế toán, thuế và các quy định liên quan.”
Điều này có nghĩa là các cơ sở dạy thêm có thu phí phải đóng thuế theo quy định. Mọi hành vi trốn thuế hoặc gian lận thuế có thể bị xử phạt theo pháp luật.

8. Xử lý vi phạm trong dạy thêm, học thêm
Khoản 1, 2 Điều 16, Thông tư 29 về dạy thêm học thêm quy định rõ:
- Nhà trường, cơ sở dạy thêm, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, tùy vào mức độ vi phạm.
- Người đứng đầu đơn vị có cán bộ, giáo viên vi phạm cũng sẽ chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định hiện hành.
Quy định này giúp đảm bảo tính răn đe, minh bạch và nghiêm túc trong việc thực hiện các hoạt động dạy thêm, học thêm.
Hướng đi nào cho giáo viên mong muốn dạy thêm?
Với những giáo viên mong muốn dạy thêm một cách hợp pháp và bền vững, việc lựa chọn mô hình phù hợp là điều quan trọng. Theo Thông tư 29 về dạy thêm học thêm, giáo viên có thể đăng ký kinh doanh hoặc tham gia mô hình nhượng quyền để hoạt động dạy thêm được chính danh và hiệu quả hơn.
Đăng ký kinh doanh
Giáo viên có thể đăng ký kinh doanh để mở trung tâm hoặc lớp dạy thêm theo đúng quy định của pháp luật. Việc này giúp đảm bảo quyền lợi cho cả người dạy và học sinh, đồng thời thể hiện sự minh bạch trong hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên, quy trình đăng ký có thể phức tạp, yêu cầu nhiều thủ tục hành chính và tuân thủ các quy định về thuế, tài chính.
Nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là gì? Thay vì tự đăng ký kinh doanh từ đầu, giáo viên có thể tham gia mô hình nhượng quyền từ các trung tâm đã có thương hiệu và hệ thống vận hành chuyên nghiệp. Lợi ích của nhượng quyền bao gồm:
- Thủ tục nhanh gọn – Giáo viên không cần lo lắng về việc xây dựng thương hiệu, xin cấp phép hoạt động từ đầu.
- Hỗ trợ từ hệ thống – Được cung cấp giáo trình, mô hình giảng dạy chuẩn hóa, giúp tiết kiệm thời gian chuẩn bị.
- Tăng độ tin cậy – Phụ huynh thường ưu tiên chọn những trung tâm có uy tín hơn là các lớp học tự phát.

Tùy theo nhu cầu và điều kiện cá nhân, giáo viên có thể lựa chọn hướng đi phù hợp để phát triển sự nghiệp dạy thêm một cách hợp pháp, bền vững và hiệu quả.
Bài viết liên quan:
Những điều cần lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu bạn nên biết
Nhượng quyền kinh doanh toàn diện – Ưu, nhược và các lưu ý quan trọng
[TẤT TẦN TẬT] Quy trình đăng ký nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam
Nhượng quyền trung tâm Anh ngữ WISE English
WISE English là hệ thống đào tạo tiếng Anh ứng dụng Khoa Học Tư Duy Não Bộ (NLP) và Ngôn Ngữ (Linguistics), giúp học viên học nhanh, nhớ lâu và đạt kết quả cao trong IELTS, TOEIC, giao tiếp. Khi trở thành đối tác nhượng quyền, bạn sẽ nhận được hỗ trợ toàn diện từ A-Z bao gồm:
- Thương hiệu uy tín – Được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh.
- Giáo trình & phương pháp giảng dạy chuẩn hóa – Giúp học viên học nhanh, nhớ lâu, ứng dụng hiệu quả.
- Quy trình vận hành tối ưu – Hỗ trợ từ tuyển sinh, đào tạo giáo viên đến chiến lược marketing.
- Chi phí hợp lý & thủ tục đơn giản – Dễ dàng bắt đầu mà không cần tự xây dựng từ con số 0.
đăng ký nhượng quyền
Thông tư 29 về dạy thêm học thêm mang đến những thay đổi quan trọng nhằm quản lý chặt chẽ và minh bạch hơn hoạt động dạy thêm, học thêm, đảm bảo quyền lợi cho học sinh, giáo viên và các cơ sở giáo dục. Qua bài viết này, WISE English hy vọng bạn đã nắm rõ các điểm mới của Thông tư 29 sẽ giúp giáo viên, phụ huynh và học sinh thích ứng với quy định mới, đồng thời có những lựa chọn phù hợp trong việc dạy và học thêm.
Nếu bạn là giáo viên mong muốn mở lớp dạy thêm, hãy cân nhắc đăng ký kinh doanh hoặc tham gia nhượng quyền để đảm bảo hoạt động giảng dạy được hợp pháp và bền vững.
Email: tuyensinh@wiseenglish.vn